Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/09/2020

Cách trị mụn trứng cá tuổi tiền dậy thì

Cách trị mụn trứng cá tuổi tiền dậy thì
Mụn trứng cá xuất hiện ở độ tuổi tiền dậy thì là khá sớm và các bác sĩ cho rằng đây là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe. Ngoài những tác nhân từ môi trường, thói quen ăn uống chính là yếu đố đặc biệt ảnh ưởng tới vấn đề mụn mọc sớm hay muộn ở trẻ.

Mụn trứng cá ở trẻ tiền dậy thì thường khác với người lớn và trẻ sơ sinh. Mụn có thể nhiều hơn ở vùng trán, mũi, cằm nhưng sẽ mau lành hơn nếu điều trị sớm và đúng cách.

Tuy mụn trứng cá có thể xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ mới vào lớp 1 nhưng với thông thường trong độ tuổi này trẻ chỉ bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng, không bị viêm nhiễm nhiều. Mụn chấm đỏ chỉ thỉnh thoảng xuất hiện vùng trán và dọc cánh mũi.

Không đáng lo khi đang ở độ tuổi tiền dậy thì nhưng mụn xuất hiện sớm có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên cần điều trị sớm.

Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính gây mụn sớm ở trẻ đó là yếu tố di truyền và tác nhân môi trường.

-Yếu tố then chốt là di truyền: Nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, 3/4 các con có thể sẽ có mụn. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị mụn trứng cá, 1/4 các con có thể sẽ có mụn.

-Tác nhân môi trường: Do trẻ ăn uống không điều độ, sử dụng quá nhiều thức ăn nhiều gia vị cay, chất ngọt, chất béo, cà phê… vì có thể kích thích tăng tiết bã nhờn gây nên các đợt bùng phát mụn viêm nhiễm nặng. Thức khuya xem phim, hay học bài gây căng thẳng đầu óc cũng gây ra mụn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị mụn

Ngoài các yếu tố di truyền khó tránh khỏi, bạn có thể hạn chế việc trẻ bị mụn sớm bằng cách áp dụng chế độ ăn uống hợp lý tăng cường Omega 3 và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ.

-Cá : Cá hồi, cá ngừ, cá thu hay cá tuyết là những loại cá cung cấp lượng Omega 3 dồi dào cho cơ thể trẻ. Da được cung cấp chất béo và axit béo giúp ngăn ngừa việc hình thành mụn trứng cá và giúp mụn mau lành.

-Rau của và trái cây : Không cần để tới khi bị bệnh, trong thực đơn hằng ngày của trẻ bạn luôn cần có các loại rau củ và trái cây để cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Riêng đối với trẻ bị mụn, thêm cà rốt, cà chua, khoai tây, bông cải xanh, táo, lê… để thêm vitamin A, C và các vitamin nhóm B5, sắt, canxi. Đây là những loại thực phẩm có thể kết hợp việc điều trị mụn hiệu quả.

-Thực phẩm nhiều kẽm: Hải sản, nấm hay các loại ngũ cốc chứa lượng kẽm dồi dào, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả, trả lại làn da sạch mụn nhanh chóng.

-Uống nhiều nước: Mỗi ngày trẻ cần uống từ 1-2 lít nước là đã góp phần giúp giúp quá trình trao đỗi chất diễn ra tốt hơn và đào thải độc tố hiệu quả. Uống đủ nước giúp da dẻ mịn màng, dưỡng ẩm, loại bỏ chất thải, chất độc hại, ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả.

Một số lưu ý

-Không để trẻ tự ý nặn mụn sẽ làm nhiễm trùng da hoặc khiến mụn lây lan nhiều hơn.

-Trong thời gian bị mụn, trẻ cần kiêng các thức ăn ngọt, béo, nhiều gia vị cay và hạn chế dùng các loại sữa nguồn gốc động vật vì bệnh có liên quan đến yếu tố nội tiết.

-Không sử dụng thực phẩm quá nhiều đường vì có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi.

Ngay cả khi trưởng thành, trẻ cũng không thể ngăn mụn tấn công cơ thể. Các yếu tố như ăn uống, dinh dưỡng rất dễ ảnh hưởng làn da của trẻ. Thời điểm tiền dậy thì, mọc mụn trứng cá quá sớm sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý trẻ. Bạn cần lưu ý quan tâm để trẻ không quá lo lắng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x