Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/04/2023

Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Quá trình dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ, những thay đổi về hình dạng, kích thước và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.

Mỗi người trong chúng ta đều trải qua quá trình dậy thì. Thế nhưng, ở một trẻ em, quá trình dậy thì lại diễn ra sớm hơn so với tuổi. Vậy liệu việc dậy thì sớm ở trẻ có ảnh hưởng gì không, nguyên nhân, cách điều trị, ngăn ngừa là gì?

1. Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm (Precocious puberty) là hiện tượng trẻ bắt đầu có những thay đổi về đặc tính sinh dục ở nhiều khía cạnh sớm hơn bình thường. Nếu các dấu hiệu dậy thì ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi; và các dấu hiệu dậy thì ở bé trai xuất hiện trước 9 tuổi thì được xem là hiện tượng dậy thì sớm. Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

Ngoài ra, một số dấu hiệu dậy thì sớm có thể xảy ra với cả bé trai và bé gái bao gồm:

  • Phát triển quá nhanh.
  • Mọc lông mu, lông nách.
  • Mùi cơ thể như của người lớn.
  • Mọc mụn: Mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc,…

2. Đối tượng nào có nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em?

Những đối tượng dưới đây có khả năng bị dậy thì sớm cao hơn các nhóm khác:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Giảm cân tuổi dậy thì, hành trình khó khăn cần bố mẹ đồng hành

3. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ em

Bình thường, quá trình dậy thì bắt đầu khi não sản xuất hormone Gn-RH, kích thích tuyến yên tạo ra 2 hormone LH và FSH. Hai hormone LH và FSH kích thích buồng trứng sản sinh ra hormone estrogen; và tinh hoàn sản sinh testosterone liên quan đến sự tăng trưởng và các đặc tính tình dục ở nữ và nam. Estrogen và testoterone tạo ra những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì.

Đối với trẻ nhỏ, khi một vấn đề trong cơ thể khiến cơ chế này khởi động quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm trung ương hoặc dậy thì sớm ngoại biên.

3.1 Dậy thì sớm trung ương ở trẻ

Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm trung ương ở trẻ là do nồng độ GnRH trong cơ thể tăng quá cao, làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Hormone GnRH là hormone do tuyến yên tiết ra, có tác dụng phát tín hiệu cho các tuyến sinh dục nằm trong buồng trứng của bé gái và tinh hoàn của bé trai sản xuất các hormone giới tính chịu trách nhiệm về những thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì.

Phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do. Trong đó, có một vài nguyên nhân phổ biến sau:

  • Có khối u trong não hoặc tủy sống.
  • Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống.
  • Tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương.
  • Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone.
  • Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa.

3.2 Dậy thì sớm ngoại biên ở trẻ

Dậy thì sớm ngoại biên là do sự tăng cao nồng độ của hormone sinh dục như androgen và estrogen ở một số bộ phận của cơ thể như tinh hoàn, buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là:

  • Khối u buồng trứng.
  • U nang buồng trứng.
  • Có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận).
  • Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ như:

  • Béo phì
  • Do xạ trị
  • Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ

4. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

4.1 Dậy thì sớm ảnh hưởng đến chiều cao ở trẻ em

chiều cao bị ảnh hưởng

Các bé dậy thì sớm có vẻ phát triển quá nhanh và cao so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, do trưởng thành quá sớm, xương sẽ ngừng phát triển và kết quả là bé thấp hơn so với những người phát triển một cách bình thường. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bé có thể tối ưu được chiều cao của mình.

4.2 Ảnh hưởng đến tâm lý

dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Trẻ dễ dàng ý thức rõ về sự khác biệt của mình so với các bạn đồng trang lứa.

Để giúp con tránh căng thẳng khi có sự thay đổi này, bố mẹ cần trò chuyện với bé hoặc tạo cho bé cơ hội trò chuyện với một người đáng tin cậy hay thậm chí là chuyên gia tư vấn tâm lý nếu con thấy không thoải mái về cơ thể và những thay đổi xảy ra mà con đang phải đối mặt.

Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tự trọng, tăng cao nguy cơ trầm cảm và lạm dụng thuốc. Ngoài ra, dậy thì sớm còn khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ lạm dụng tình dục cao.

4.3 Lạm dụng ma túy

Việc dậy thì sớm khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý như lo lắng, tự ti, trầm cảm rất dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng chất cấm cấm ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.

4.4 Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì

Việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi ở độ tuổi quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm. Các bé gái thường có quan hệ tình dục nhiều hơn các bé trai. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên. Hệ quả kéo theo là tình trạng bỏ học, thất nghiệp và làm mẹ khi còn quá nhỏ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn dùng bao cao su an toàn – Kiến thức ba mẹ cần dạy khi trẻ đến tuổi vị thành niên

4.5 Gặp các vấn đề về vóc dáng

Những bé gái dậy thì sớm thường gặp các vấn đề về vóc dáng cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, với các bé trai thường không gặp vấn đề này.

5. Phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

5.1 Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?

Để thuận tiện cho việc chẩn đoán và chữa trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ; cha mẹ cần chuẩn bị chi tiết các thông tin trước buổi hẹn bác sĩ:

  • Viết ra tất cả các triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ: Bao gồm cả những điểm bất thường mà cha mẹ cảm thấy có liên quan đến dậy thì sớm.
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin, thực phẩm bổ sung, thuốc bôi… mà bé đã sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Ghi ra chi tiết những biến cố trong cuộc sống gần đây, bao gồm những việc như chuyển chỗ ở, stress…
  • Ghi ra chiều cao của các thành viên gia đình; bao gồm những người có chiều cao hạn chế khi trưởng thành.
  • Thu thập thông tin về các bệnh mà các thành viên trong gia đình đã từng gặp; bao gồm những trường hợp dậy thì sớm đã từng xảy ra trước đó.
  • Bảng ghi chép chiều cao, cân nặng của bé.
  • Danh sách những câu cần hỏi bác sĩ.

5.2 Cách điều trị dậy thì sớm ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị. Nếu nguyên nhân là do có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên; bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc để ức chế khối u. Các phương pháp này dù không thể ngăn hết các triệu chứng nhưng sẽ giúp giai đoạn dậy thì của trẻ diễn ra đúng độ tuổi.

Đối với tình trạng dậy thì sớm trung ương ở trẻ; bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm thuốc GnRH hoặc LHRH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone) hằng ngày hoặc 3–4 tuần/lần tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa việc sản xuất hormone ở tuyến yên.

Đối với loại thuốc này:

  • Xịt mũi – sử dụng mỗi ngày.
  • Bé sẽ được tiêm dưới da hằng ngày hoặc hằng tháng.
  • Bác sĩ cũng có thể cấy ghép một số ống nhỏ dưới da ở cánh tay để thuốc đi vào cơ thể.

Đôi khi thuốc này sẽ gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu; hoặc có các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như nóng trong người.

5.3 Ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

ngăn ngừa dậy thì sớm

Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể thử để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ:

  • Cho trẻ vận động thường xuyên
  • Giữ cân nặng ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone, trừ khi được bác sĩ kê đơn hoặc khuyến nghị.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…, không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo có thể khiến trẻ béo phì.

Dậy thì sớm là hiện tượng trẻ phát triển tâm sinh lý qua sớm. Việc dậy thì sớm có thể khiến con tự ti với bạn bè và ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng cũng như dễ rơi vào tệ nạn xã hội. Cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: Chiều cao, cân nặng

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu ngày 17/10/2022
health-tool-icon

(kg/ m2)

cm

kg

cm

2.3k Thành viên

Trực tiếp hỏi đáp miễn phí với các bác sĩ để hiểu hơn về tâm lý và sức khoẻ của con tại Cộng đồng Tuổi teen. Click đặt câu hỏi ngay, cơ hội nhận quà tặng đặc biệt!

avatar

Người dùng ẩn danh

·

1 tháng trước

Ngày đầu tháng 11, một phụ huynh ở TP.HCM nhận được tin nhắn cô giáo gửi trong nhóm lớp, nội dung theo chị miêu tả là "ấm lòng".

Theo đó, cô giáo nhắn: "Kính chào quý phụ huynh, hiện đã bước qua tháng 11, tháng đỉnh điểm của các hoạt động học tập và phong trào. Em xin trân trọng cảm ơn quý phụ huynh đã luôn quan tâm và hỗ trợ lớp trong mọi hoạt động. Đối với em như vậy là đủ rồi ạ. Em xin phép sắp tới sẽ không nhận quà 20/11 của tập thể lớp, để phụ huynh có thể chi tiêu cho các hoạt động khác của các bé, tạo điều kiện cho các bé có môi trường học tập và vui chơi tốt nhất. Cảm ơn quý phụ huynh rất nhiều ạ".

Người này cho biết thêm, bỏ qua một số cá nhân tiêu cực thì trong hàng triệu giáo viên vẫn còn không hề ít những cô giáo có tâm với học sinh. Như cô giáo lớp con chị, cô luôn trích tiền túi làm quà thưởng các hoạt động của lớp. Khi chưa có đề nghị của phụ huynh lớp, cô đã tự tổ chức sinh nhật bất ngờ cho các bạn trong tháng, cô tự trang bị giáo cụ cho việc giảng dạy của mình và giảm tối đa chi tiêu của quỹ lớp.

"Hãy nghĩ theo chiều hướng ngược lại: Phụ huynh có bao giờ nghĩ cho tâm tư các giáo viên có tâm, có tầm khi bị đánh đồng chung với những trường hợp kia, khi 'bị' nhận những phần quà đầy thị phi đó liệu các thầy cô có vui trong lòng?".

Câu chuyện của phụ huynh này nhận nhiều sự yêu thích. Nhiều nhận xét về cô giáo rất nhân văn, xứng đáng nhận điểm 10.

Quả thật, cứ đến ngày lễ Tết, nhiều cha mẹ lăn tăn về phong bì, quà cáp như một thứ nghĩa vụ bắt buộc, "a dua" theo phong trào, sợ con bị trù dập rồi gửi đến giáo viên kiểu "ban phát" đến nỗi người nhận không kịp cảm nhận được tình cảm gì. Nếu không biết ơn, không xuất phát từ tình cảm mến yêu, tri ân, chỉ "mất tiền" để yêu cầu đổi lại sự quan tâm, chăm sóc của giáo viên đối với con mình thì xin đừng mang quà đến tặng.

Một cô giáo khác tâm sự: "Tôi rất ngại khi phải trả lời câu hỏi của những người bạn: 'Cô giáo năm nay nhận được nhiều hoa và quà không?'. Tôi đã nói 'không' với quà và hoa của học sinh (thường là hoa nhựa) từ rất lâu rồi. Nhưng tôi nhận lại được sự yêu thương kính trọng từ học sinh và phụ huynh. Đối với tôi, chỉ bao nhiêu đó là đủ. Và tôi nghĩ với nhiều giáo viên họ cũng chỉ mong có thế".

Trên thực tế, Ngày Nhà giáo là để nhắc học sinh nhiều thế hệ nhớ về thầy, cô đã dạy mình, để họ thể hiện sự tri ân bằng tình cảm chân thành. Món quà giá trị nhất là sự chia sẻ, đồng hành của bố mẹ và sự tiến bộ của các em chứ không phải bao thư nhiều hay ít. Cha mẹ đừng cụ thể hóa tình cảm thầy trò thông qua quà tặng hay phong bì.


Ngọc Vũ

·

1 tháng trước

Khi đến tuổi dậy thì thì con gái có vỡ giọng không và tình trạng vỡ giọng ở con gái sẽ kéo dài bao lâu? Để trả lời câu hỏi này thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.

Con gái có vỡ giọng không?

Câu trả lời cho câu hỏi “Con gái có bị vỡ giọng không?” là hoàn toàn có thể xảy ra nhé.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vỡ giọng ở con gái là do bước vào giai đoạn dậy thì, lúc này các hormone trong cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn dẫn đến phát triển một số bộ phận trong cơ thể. Điều này cũng làm cho dây thanh quản ở con gái trở nên lớn hơn và dày hơn, từ đó giọng nói của con gái trở nên trầm hơn và không còn cao nữa.

Tuy nhiên, sự thay đổi giọng nói ở con gái vào tuổi dậy thì thường không nhiều và khó có thể nhận biết. Lý do là vào giai đoạn dậy thì,thanh quản của con trai và con gái có sự thay đổi khác nhau, ở con trai dây thanh quản sẽ dày hơn khoảng 10mm còn ở con gái dây thanh quản chỉ dày thêm 4mm, nên sự thay đổi giọng nói ở nam và nữ sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Con gái dậy thì không bị vỡ giọng có sao không?

Trong một vài trường hợp, hormone của cơ thể nữ giới vẫn tăng cao nhanh chóng khi bước vào độ tuổi dậy thì, nhưng lại không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đối với giọng nói. Điều này khiến nhiều bạn nữ băn khoăn liệu con gái không bị vỡ giọng thì có sao không.

Đừng lo lắng! Trên thực tế, đây là điều bình thường mà rất nhiều bạn nữ gặp phải. Không những vậy, việc không vỡ giọng còn giúp bạn sỡ hữu giọng nói trong trẻo lâu hơn đấy.

Con gái vỡ giọng trong bao lâu?

Không giống như các bộ phận khác trên cơ thể phát triển liên tục khi bước vào độ tuổi dậy thì, thanh quản và dây thanh quản sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Nhiều bé gái sẽ nhận thấy sự thay đổi giọng nói đột ngột trong 3 - 6 tháng, sau đó ổn định dần.

Hiện tượng vỡ giọng khi dậy thì là cơ chế bắt buộc của mọi cơ thể mà bạn không thể kiểm soát được. Hơn nữa, nó cũng không gây ra bất cứ phiền toái nào đến cuộc sống hàng ngày của con người. Vi vậy, bạn cần học cách “chung sống” với sự thay đổi này. Đến độ tuổi 18 hoặc 20, giọng nói sẽ trở nên ổn định hơn, bạn cũng sẽ có được giọng nói của nữ giới trưởng thành.

Trên đây là bài viết "Con gái có vỡ giọng không?", hy vọng qua bài viết này đã giải đáp được thắc mắc ở bé gái có vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì hay không, để từ đó giúp bạn hiểu hơn về sức khỏe và quá trình phát triển của bé nhà bạn nhé.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!


Subi

·

1 tháng trước

Con gái nhu cầu sinh lý cao phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Con gái có nhu cầu sinh lý cao có sao không?

Tình dục là phần không thể thiếu trong cuộc sống, góp phần gắn kết tình cảm và làm nóng cuộc hôn nhân. Những cặp vợ chồng sống với nhau nhưng đời sống tình dục nhạt nhẽo thường có nguy cơ li dị rất cao.

Chính vì vậy, phụ nữ có nhu cầu sinh lý cao cùng một ông chồng biết chiều vợ sẽ tạo nên đời sống phòng the viên mãn; góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình. Ở một góc nhìn khác, nếu chồng ham muốn nhiều mà vợ không đáp ứng được; có thể phát sinh những mối quan hệ ngoài luồng nhằm thỏa mãn sinh lý.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ có nhu cầu sinh lý quá cao cũng có thể gây nên nhiều hệ lụy; gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Thường xuyên nghĩ đến tình dục khiến nữ giới mất tập trung trong công việc. Nếu người chồng không kịp hoặc không đủ đáp ứng, chị em cũng có thể vướng vào các mối quan hệ “nhập nhèm”; làm mất phẩm giá, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.

Con gái nhu cầu sinh lý cao phải làm sao?

Ham muốn quá cao hay quá thấp đều đều không tốt. Vì vậy, để có cuộc sống tình dục viên mãn, đồng thời không ảnh hưởng tới công việc, các mối quan hệ gia đình và xã hội; tốt nhất nữ giới nên dung hòa nhu cầu sinh lý.

Đối với nữ giới có ham muốn tình dục quá cao:

  • Nên hạn chế, thậm chí từ bỏ thói quen xem phim ảnh, sách báo 18+
  • Hạn chế thủ d âm, sử dụng đồ chơi tình dục
  • Hạn chế tiếp xúc với đối tác, bạn bè khác giới trong không gian riêng tư
  • Kiêng những thực phẩm kích thích ham muốn như hàu biển, rượu vang, chocolate…
  • Dành thời gian cho những hoạt động lành mạnh như thể thao, vui chơi ngoài trời, làm những điều mình thích… thay vì nhàn rỗi và nghĩ ngợi nhiều đến tình dục.

Tình dục là nhu cầu bình thường của một con người bất kể trai hay gái. Trong bài viết trên đây, đã giải đáp thắc mắc "Con gái nhu cầu sinh lý cao phải làm sao?", hi vọng đã cung cấp kiến thức để mọi người tham khảo.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Precocious puberty
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/precocious-puberty/symptoms-causes/syc-20351811
Ngày truy cập: 01/08/2022

2. Precocious Puberty
https://kidshealth.org/en/parents/precocious.html
Ngày truy cập: 01/08/2022

3. Precocious Puberty
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=precocious-puberty-early-puberty-90-P01973
Ngày truy cập: 01/08/2022

4. Precocious Puberty
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544313/
Ngày truy cập: 01/08/2022

5. Precocious (Early) Puberty
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21064-precocious-early-puberty
Ngày truy cập: 01/08/2022

x