Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/03/2021

Làm sao để hết đau bao tử? Mẹ cần biết để giúp trẻ tuổi dậy thì

Làm sao để hết đau bao tử? Mẹ cần biết để giúp trẻ tuổi dậy thì
Làm sao để hết đau bao tử cho trẻ tuổi dậy thì là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Trẻ bị đau bao tử nên làm gì? Mẹ ơi hãy đọc ngay để giúp con thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.

Làm sao để hết đau bao tử? Đau bao tử (đau dạ dày) là căn bệnh phổ biến, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ tuổi dậy thì đều có thể gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm chết người như các bệnh nan y khác, tuy nhiên cơn đau bao tử kéo đến thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ, khiến con ăn không ngon miệng, mất ngủ, đau đớn, mệt mỏi. Tình trạng loét bao tử nặng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, vì vậy mẹ không nên lơ là khi con có các triệu chứng đau dạ dày nhé.

Nguyên nhân đau bao tử ở tuổi dậy thì

Làm sao để hết đau bao tử

  • Đau bao tử ở trẻ tuổi dậy thì thường do phong hàn, khó tiêu và không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng.
  • Đau bao tử đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng như ngộ độc thực phẩm, viêm ruột.
  • Trẻ lo lắng, căng thẳng, gặp áp lực trong việc học hành cũng dễ bị đau bao tử.
  • Đau bao tử nghiêm trọng có thể do mắc bệnh lý nặng hoặc do phẫu thuật như viêm ruột thừa hoặc lồng ruột.
  • Đau bao tử liên tục có thể liên quan đến táo bón, không dung nạp thức ăn hoặc viêm ruột.
  • Ở trẻ em gái tuổi dậy thì, đau bao tử có thể do một số nguyên nhân phụ khoa, bao gồm xoắn buồng trứng, mang thai ngoài tử cung hoặc đau bụng kinh.

Các triệu chứng đau bao tử ở tuổi dậy thì

Các triệu chứng đi kèm với đau bao tử ở tuổi dậy thì sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau bao tử. Ví dụ:

  • Nếu cơn đau bao tử kèm theo chán ăn, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, vấn đề có thể là do trẻ bị viêm ruột hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Chuột rút và các cơn đau nói chung có thể liên quan đến chướng bụng.
  • Trẻ bị đau bụng dai dẳng có thể do táo bón hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau bụng cũng có thể liên quan đến viêm phổi hoặc nhiễm virus. Trong trường hợp này, trẻ có thể bị sốt, ho và đau họng.

Trẻ bị đau bao tử khi nào nên đến bệnh viện?

Làm sao để hết đau bao tử

Mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị khi trẻ có các dấu hiệu như:

  • Đau đến không ngủ được
  • Lên cơn sốt
  • Không đi lại được
  • Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Nôn ra máu hoặc màu xanh lá cây
  • Có máu trong phân

Cách hết đau bao tử, làm sao để hết đau bao tử ở tuổi dậy thì?

1. Cho trẻ nằm xuống nghỉ ngơi

Mẹ nên cho trẻ nằm yên một chỗ, sau đó đặt một miếng gạc ấm hoặc miếng đệm nóng lên bụng con. Mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bóp bụng cho con để giúp đẩy bớt hơi ra ngoài.

2. Làm sao để hết đau bao tử? Bắt đầu loại bỏ các thực phẩm dễ gây khó chịu bao tử trong chế độ ăn của trẻ

Nếu tình trạng khó chịu bao tử xảy ra thường xuyên, mẹ nên ghi lại nhật ký thực phẩm và tìm xem con thường cảm thấy khó chịu bụng khi ăn loại thực phẩm nào. Sau đó, mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm đó.

3. Cách hết đau bao tử: Uống nghệ và mật ong mỗi sáng

Làm sao để hết đau bao tử

Nghệ, mật ong là bài thuốc chữa đau bao tử lâu đời của người xưa. Mỗi sáng khi vừa thức dậy, mẹ có thể pha cho con một ly mật ong, nghệ ấm để uống giúp bảo vệ bao tử.

4. Không cho con học bài khuya

Việc thức khuya sẽ gây căng thẳng thần kinh, dẫn đến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, dẫn đến các cơn đau bao tử ở trẻ.

5. Giúp trẻ thoát khỏi căng thẳng, áp lực học hành

Việc học hành, thi cử dễ gây ra áp lực cho trẻ khiến con bị đau bao tử. Do vậy, mẹ nên tìm cách chia sẻ nỗi lo với trẻ, giúp con lấy lại tinh thần thoải mái để không bị chứng đau bao tử làm phiền.

6. Không cho trẻ ăn quá no

Tuổi dậy thì sức ăn của trẻ tăng lên. Con có thể ăn 3-4 bát cơm một bữa mới thấy no. Tuy nhiên, mẹ không nên cho con ăn no quá mức để tránh gây áp lực cho bao tử.

7. Làm sao để hết đau bao tử? Không cho trẻ hoạt động mạnh hoặc nằm ngay khi vừa ăn xong

Thói quen chạy nhảy hoặc nằm ngay khi vừa ăn xong sẽ gây áp lực lên dạ dày, khiến bé bị đau bao tử. Do đó, mẹ nên tập cho con thói quen ngồi nghỉ ngơi 30 phút sau khi vừa ăn xong hoặc đi lại nhẹ nhàng để không gây tổn thương bao tử.

8. Đau bao tử nên làm gì? Hạn chế ăn chua, cay

Ở tuổi “ô mai”, bé gái thường thích ăn chua và cay nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ tuổi dậy thì bị đau bao tử. Do đó, mẹ nên nhắc con nên hạn chế ăn đồ chua, cay để bảo vệ bao tử.

Đau bao tử rất phổ biến ở tuổi dậy thì. Con phải làm sao để hết đau bao tử? Mẹ hãy ghi nhớ những cách làm hết đau bao tử mà MarryBaby đã chia sẻ trong bài để giúp con thoát khỏi căn bệnh khó chịu này nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/stomach-ache https://www.scripps.org/news_items/6821-stomach-pain-in-kids-and-teens
x