Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sự tự lập của trẻ xây dựng trên nền tảng ban đầu là tự do cảm xúc. Trẻ cần được tự do thể hiện cảm xúc yêu-ghét, biết điều gì làm con hạnh phúc hoặc bất hạnh. Trải nghiệm của chính con cần được tôn trọng. Cha mẹ nên hiểu mình không thể định đoạt và điều khiển được niềm vui, nỗi buồn của con.
[remove_img id=8760]
Cha mẹ có mối quan hệ gần gũi tự nhiên với con cái và yêu con vô điều kiện. Khi con khóc, chúng ta ngay lập tức xuất hiện xem con có nguy hiểm gì không. Con buồn bã, chúng ta sẵn sàng chìa tay ôm ấp con.
Chúng ta muốn gánh cho con hết những cảm giác lo lắng, buồn bã, nhưng liệu trên suốt đường đời, chúng ta có bên con 24/24 để làm điều đó? Không! Vì vậy, tốt nhất dạy con cách sống tự lập, đương đầu với những nỗi buồn, thất bại học cách đánh bại chúng, học cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Bạn giàu có, sẵn sàng mua cho con những món đồ đắt giá, theo học những ngôi trường danh giá cao cấp. Bạn nghĩ rằng chừng đó đã đủ mang lại cho con sự tự tin và lòng tự trọng cao?
Trong mắt bạn, con là đứa trẻ tuyệt vời nhất. Bạn không ngần ngại tặng con những lời khen có cánh, rằng con rất tài năng, con xinh đẹp. Bạn nghĩ sự cổ vũ của bạn đã mang lại cho con sự tự tin?
Tất cả đều sai lầm. Lòng tự trọng, sự tự tin của con trẻ được xây dựng từ những kỹ năng sống của con trẻ. Dạy cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ đầy thử thách, trang bị cho con đủ kỹ năng. Con sẽ làm thất bại nhiều lần, trải nghiệm nỗi buồn, sau đó vượt qua hạn chế bản thân và chiến thắng… Chỉ khi đó, trải qua quá trình tự mình thực hành và trải nghiệm, lòng tự trọng của con dần được xây dựng.
Thay vì ôm ấp khen ngợi con, thay vì cho con vật chất, hãy tập cho trẻ tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Tỷ phú Mỹ Bill Gates có giá trị tài sản lên đến hàng tỷ đô la, nhưng ông dành phần lớn cho từ thiện, chỉ cho con phần ít. Các con của ông phải học cách tự lập, đó chính là tài sản lớn nhất mà cha mẹ dành cho con cái.
[remove_img id=40000]
Ngay khi con còn bò lẫm chẫm, bé đã có nhu cầu kết bạn với bạn đồng lứa chứ không phải chỉ chơi với cha mẹ. Chúng ta có thể thu xếp đưa con đến công viên chơi đùa, để con quen bạn bè. Trẻ biết cách tự kết bạn với người con thích chứ không dưới sự chỉ đạo của người lớn.
“Mẹ, con mới kết bạn với bạn kia tuyệt vời lắm!”, khi con thốt ra câu này chứng tỏ con có sự độc lập trong suy nghĩ và hành động. Bạn không thể kiểm soát, kết bạn thay con, muốn con chơi với bạn này mà không chơi với bạn kia.
Điều bạn có thể làm là quan sát và cổ vũ tình bạn của con, sắp xếp cho con chỗ chơi đùa với bạn, đặt pizza cho chúng cùng ăn, tổ chức các buổi dã ngoại để con vui đùa cùng bạn..
Trong quá trình lớn lên của con, cha mẹ thường chia sẻ với con món quà tự nhiên, đó có thể là niềm vui từ âm nhạc, thể thao, giải câu đố, phim ảnh… Thông thường, chúng ta vẫn tự cho mình cái quyền là người dẫn đường, vì chúng ta có kinh nghiệm hơn.
Cha mẹ đã có quá nhiều quyền trong cuộc sống của con trẻ. Nếu tự cho mình cái quyền làm huấn luyện viên, là người quản lý của con, bạn đã vô tình tước đi của con học cách sống độc lập.
Khi con tham gia chơi bóng đá, học nhảy aerobic, bạn đừng can thiệp sâu vào thành tích của con bằng cách đề nghị huấn luyện viên nên làm điều này điều nọ theo suy nghĩ của bạn. Cho con, huấn luyện viên và đồng đội của con không gian riêng và sự tôn trọng, hãy để họ tự quyết định cách chơi, chấp nhận sự thất bại (nếu có) của con, và chia sẻ niềm vui khi con chiến thắng.
Chẳng ai không lo lắng cho sự an toàn của con trẻ, khi rình rập quanh con luôn là những bất trắc khó ngờ. Với nhiều cha mẹ người Việt, họ sẽ để con ở yên trong nhà, không muốn cho con ra đường chơi, chấp nhận cho trẻ chúi mặt vào smartphone, xem tivi miễn sao được an toàn.
Trẻ cần 12 giờ đồng hồ vui chơi mỗi tuần. Cha mẹ đừng ngăn cản con chơi đùa trên thảm cỏ, ngoài sân, đừng sợ bẩn và nguy cơ con bị trầy xước khi chơi ngoài trời. Tốt nhất, tập cho con kỹ năng ứng phó các tình huống nguy hiểm, kỹ năng sơ cấp cứu và khả năng phán đoán để tránh tai nạn.
Muốn dạy các kỹ năng này, đừng vì sợ hãi mà nhốt con trong nhà mà hãy cho trẻ ra sân, trải nghiệm thực tế và tự học cách bảo vệ bản thân mình.
Bạn đoan chắc không ít lần bối rối khi nghe bé cưng nhà mình trách “Sao mẹ quên gói phần cơm trưa vào túi đi học của con”, “Sao mẹ không chuẩn bị cái này cho con”…
Quá chăm chút cho con, trẻ sẽ mất kỹ năng tổ chức sắp xếp cuộc sống, ỷ lại và thụ động. Trẻ cần gì phải biết chăm sóc bản thân khi cha mẹ đã quá quan tâm và làm hết những gì con cần.
Mỗi đứa trể cần thực hành thường xuyên để hình thành sự tự lập. Cha mẹ cũng cần thực hành nhiều lần để tập cho con cách sống tự lập, đừng đau lòng hoặc nóng ruột khi thấy con chưa làm được việc hoàn hảo như mình kỳ vọng. Tốt nhất cha mẹ đứng ở khoảng cách vừa đủ để quan sát con, nhưng cũng đủ xa để đừng can thiệp vào tất cả mọi việc của trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.