Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/04/2023

Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu và cách bạn chuẩn bị cho con đây!

Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu và cách bạn chuẩn bị cho con đây!
Con trai và con gái có thời điểm dậy thì và quá trình dậy thì không giống nhau. Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu, bạn đã biết chưa?

Dậy thì ở nam giới diễn ra như thế nào và kéo dài bao lâu? Biết trước quá trình phát triển của tuổi dậy thì, bạn và con trai dễ dàng chuẩn bị tinh thần, sức khỏe và tâm lý để chủ động dậy thì thành công nhé!

dậy thì ở nam

Tuổi dậy thì trải qua một bước ngoặt tăng trưởng và phát triển quan trọng, ảnh hưởng lâu dài cả đời người. Do vậy, việc chuẩn bị tốt cho quá trình dậy thì của con là điều rất cần thiết.

Dậy thì ở nam giới kéo dài bao lâu?

Thông thường, tuổi dậy thì ở nam giới kéo dài khoảng 2-5 năm. Con trai sẽ bắt đầu dậy thì trong khoảng 9-13 tuổi, trong khi bé gái dậy thì sớm hơn 1 năm, ở độ tuổi 8-13. Và con trai có xu hướng kết thúc quá trình dậy thì khi 16-18 tuổi.

Có nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ tuổi và quá trình dậy thì như:

  • Gen di truyền
  • Sức khỏe cá nhân. Trẻ khỏe mạnh có thể phát triển nhanh và tốt hơn những trẻ có hệ thống miễn dịch kém hoặc thân thể có bệnh
  • Hormone giới tính kích thích sự phát triển của nam giới
  • Môi trường sống và luyện tập thể thao

Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu

Biểu hiện tuổi dậy thì ở nam giới

Biểu hiện tuổi dậy thì ở mỗi con trẻ có thể không giống nhau. Tuy nhiên, thông thường chúng có các điểm chung như sau:

  • Dương vật, tinh hoàn, bìu phát triển, có kích thước như người trưởng thành.
  • Lông mu xuất hiện, phủ đầy dương vật. Lông tay, lông chân rậm và dài hơn. Một số con trai có thể mọc lông ở ngực và bụng.
  • Màu lông sậm hơn trước.
  • Râu mọc đầy đủ ở cằm, quai hàm và mép, thậm chí nhiều trẻ còn có cả râu quai nón.
  • Ngực phát triển, cơ ngực mở rộng.
  • Có mùi cơ thể, đặc biệt là ở nách và chân.
  • Có mụn do hormone giới tính khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhờn hơn.
  • Bể tiếng, giọng nói trở nên trầm hơn.
  • Hầu bắt đầu phát triển.
  • Chiều cao tăng trưởng vượt bậc, có thể tăng 8–13 cm/năm (tăng trong 2 năm).
  • Kích thước dương vật phát triển. Tinh dịch có chứa tinh trùng, các chức năng sinh sản bắt đầu hoạt động.
  • Bị mộng tinh, có tình trạng cương dương ngoài ý muốn.
  • Thể hiện bản thân nhiều hơn, thích chứng tỏ giới tính rõ ràng hơn.
  • Thích ở một mình. Nhiều trẻ còn rất bừa bộn, ở dơ và lôi thôi.
  • Để ý, có tình cảm với các bạn gái.
  • Năm 18 tuổi, nhiều trẻ nam đạt chiều cao đạt như người trưởng thành. Cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển dù quá trình dậy thì đã kết thúc. Trẻ có thể cao đến 20-22 tuổi rồi ngưng (dù tăng cực ít). Lý do khiến hầu hết các chàng trai ngừng phát triển ở độ tuổi này là vì các mảng tăng trưởng của trẻ sẽ hợp nhất ngay sau khi dậy thì. Các đĩa tăng trưởng là lớp sụn ở gần hai đầu xương dài của trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng là phần xương dài ra. Sau khi hợp nhất, xương sẽ không thể tiếp tục dài ra nữa.

Các vấn đề rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, các bé đặc biệt là bé trai thường xuất hiện các vấn đề như sau:

1. Rối loạn cảm xúc

Trẻ đang độ tuổi dậy thì thường nhạy cảm hơn, cảm xúc dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có sự rối loạn não bộ, gây bất ổn về tinh thần như dễ chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn, thoắt vui.

Biểu hiện thực thể của rối loạn cảm xúc là chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, thường xuyên mất tập trung, hay quên… Các em dễ sốc trước những lời chọc ghẹo và hay suy diễn tiêu cực…

2. Stress và trầm cảm

Tuổi dậy thì cũng là lứa tuổi chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè… Thậm chí nhiều trẻ đã hình thành những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hay về trình độ của bản thân, hình thành các mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình… lâu ngày dẫn đến stress.

Trầm cảm có thể là hội chứng tâm lý tuổi dậy thì, đây là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải do sự thay đổi hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh, việc học hành, áp lực từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc từ các chất kích thích mà trẻ tập tành tìm hiểu…

3. Rối loạn tâm lý – hành vi tuổi dậy thì

Nhiều trẻ hình thành ý nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Tâm lý tự ti dần dần khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và hay nghi ngờ khả năng của bản thân. Tự ti sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, thừa cân… lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng…

Ở tuổi dậy thì rất dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy từ bạn bè xấu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn hành vi và hậu quả nghiêm trọng như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, bỏ nhà ra đi, hỗn láo với người lớn…

4. Rối loạn ăn uống

Dậy thì ở nam giới làm trẻ có thể bị ám ảnh về hình ảnh cơ thể, dẫn đến mong muốn sụt cân nhanh, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ trẻ biếng ăn, né tránh việc ăn uống hoặc một số trẻ lại ăn vô độ.

5. Lạm dụng thuốc lá và các chất có thể gây nghiện

Trẻ vị thành niên thường rất thích thử hút thuốc, thử uống rượu bia, thậm chí là sử dụng ma túy, chất kích thích như một “liều thuốc chứng tỏ bản thân”.

Cách giáo dục tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì

Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì ở nam giới, bố mẹ cần biết cách giáo dục tâm lý:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con.
  • Khuyến khích con tham gia những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy…
  • Giao tiếp với con thường xuyên, cởi mở và chân thành để con cảm thấy luôn có thể trò chuyện với bố mẹ về bất cứ vấn đề gì.
  • Các rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì tuy dễ gặp nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.
  • Chia sẻ cho con những kinh nghiệm của bản thân và những lo lắng mà bố mẹ đã từng trải qua ở tuổi dậy thì, tạo cho con cảm giác con không đơn độc và không có gì phải lo lắng.
  • Phụ huynh nên trang bị thông tin về các rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì thông qua việc nói chuyện với bác sĩ, các chuyên viên y tế, tâm lý hoặc giáo viên, tìm hiểu qua sách báo để có được những thông tin hữu ích.
  • Khéo léo chú ý đến hành vi của con vì tuổi dậy thì là khoảng thời gian chuyển biến và thay đổi lớn ở trẻ. Nếu những thay đổi của trẻ có chiều hướng nghiêm trọng, mạnh mẽ và đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe tinh thần.
  • Khi thấy con em có những biểu hiện tâm lý không bình thường, phụ huynh không nên giấu giếm, mặc cảm về con cái mà nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt.

Cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì

Di truyền đóng vai trò lớn nhất trong việc quyết định chiều cao của trẻ. Khoảng 80% chiều cao do yếu tố di truyền. 20% còn lại do ảnh hưởng bởi các yếu tố như dinh dưỡng, vận động, môi trường…

Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng quá trình dậy thì ở nam giới và thời điểm kết thúc tuổi dậy thì, bạn và trẻ có thể hỗ trợ thúc đẩy cơ thể phát triển tốt nhất.

dậy thì ở nam giới

  • Bạn nên chuẩn bị cho con chế độ dinh dưỡng phù hợp với tuổi dậy thì: đủ protein, vitamin D, canxi và các khoáng chất kẽm, magie, phốt pho để bảo đảm cho xương khớp phát triển.
  • Ngủ đủ giấc: Trẻ ngủ 8–10 giờ mỗi đêm để phát triển chiều cao và cơ bắp. Cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp khi trẻ đang ngủ. Cả hai loại hormone này đều cần thiết cho sự phát triển của xương.
  • Một số bệnh có thể khiến trẻ tăng trưởng chậm, còi cọc gồm: bệnh tuyến giáp, hội chứng Turner, hội chứng Down, hội chứng Russell-Silver, các căn bệnh về xương, chứng loạn sản sụn.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên và đều đặn. Để gia tăng chiều cao trong giai đoạn dậy thì ở nam giới, trẻ có thể chọn các môn như bơi lội, tennis, bóng rổ, xà đơn.
  • Duy trì tư thế đúng: Vai, cổ, cột sống luôn thẳng, giữ cho chân chạm sàn và không gù lưng.

Những thay đổi trong độ tuổi dậy thì có thể khiến con trẻ bối rối nếu không được chuẩn bị kiến thức và hướng dẫn, chia sẻ của bạn. Nếu thấy con có những thay đổi đặc biệt khác lạ, bạn có thể đưa con đến bác sĩ để nhận được sự tham vấn kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Puberty: Adolescent Male

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/puberty-adolescent-male

Truy cập ngày 30/9/2021

2. Stages of puberty: what happens to boys and girls

https://www.nhs.uk/live-well/sexual-health/stages-of-puberty-what-happens-to-boys-and-girls/

Truy cập ngày 30/9/2021

3. Boys and Puberty

https://kidshealth.org/en/kids/boys-puberty.html

Truy cập ngày 30/9/2021

4. The 5 Stages of Puberty in Boys

https://www.verywellfamily.com/stages-of-puberty-in-boys-the-changing-male-body-3200880

Truy cập ngày 30/9/2021

5. Puberty: Adolescent Male

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=puberty-adolescent-male-90-P01636

Truy cập ngày 30/9/2021

x