Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/01/2018

Cảnh giác với biến chứng từ bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Cảnh giác với biến chứng từ bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp, chỉ là cách gọi tên bệnh trong dân gian thường khác nhau. Ngay cả trong y học hiện đại, bệnh cũng có nhiều thể dạng khác nhau tùy vào triệu chứng mà trẻ mắc phải.

Các con số thống kế của ngành Da liễu thế giới về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em sau khi sinh một lần nữa chứng minh mức độ phổ biến của bệnh này: Có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát biện trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Và có khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi khi lớn lên, còn 30% kéo dài dai dẳng.

Hiểu đúng về viêm da cơ địa

Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương thì bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính… là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.

viêm da cơ địa ở trẻ em 1
Nhìn những nốt mẩn đỏ trên khắp cơ thể trẻ mẹ nào mà không xót xa

Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “ngứa – gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ thuộc vào độ tuổi mà trẻ mắc phải.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi

Khoảng 3 tuần sau sinh, bệnh khởi phát ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng cấp tính dễ nhận biết như đám đỏ da, ngứa. Sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.

Đôi má trắng hồng của trẻ chính là vị trí xuất hiện viêm da dị ứng rõ nhất. Tiếp đến có thể là ở da đầu, trán, cổ, thân mình và mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 – 4 tháng tuổi.

Viêm da dị ứng với trẻ trên 2 tuổi

Theo các bác sĩ, nếu trẻ bị bệnh ở giai đoạn này thường là từ viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang. Các tổn thương dễ nhận biết là sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.

Vị trí hay gặp nhất ở khoeo tay, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới. Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng. 50 % bệnh sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.

Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em

3 bệnh viêm da cơ địa dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em chính là:

Bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa dị ứng là tình trạng da bị viêm nhiễm do các phát ban đỏ da, gây ngứa. Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Theo nghiên cứu của CDC cứ 10 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ bị khởi phát bệnh eczema.

50% trẻ em mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường có thể là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh lý này và làm cho vùng da bị đỏ trở nên tệ hơn nhưng may mắn là bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác.

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Hay còn được gọi là bệnh chàm tiếp xúc, là một loại dị ứng da thường gặp. Dạng phát ban này xuất hiện ngay sau khi bạn tiếp xúc với một chất gây kích thích. Triệu chứng thường gặp là bong vảy, rộp hoặc bong tróc. Để điều trị bệnh cần có ý kiến từ bác sĩ.

Phát ban

Đây là một phản ứng nghiêm trọng của cơ thể trẻ tiếp xúc với với chất gây dị ứng. Biểu hiện thường thấy là da hoặc hốc mắt bị đỏ ửng nhanh chóng. Ngoài các sẩn phù và ngứa trên da, mày đay còn kèm một số triệu chứng khác có thể thấy như khó thở hoặc miệng và mặt bị sưng lên.

Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh

Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị viêm da cơ địa mặt là khô da, ban đỏ, ngứa, mụn nước. Có 3 giai đoạn phát bệnh mẹ cần nhớ

  • Giai đoạn cấp tính: Đám da đỏ ranh giới không rõ, sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da xảy ra hiện tượng bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết…
  • Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng nhẹ hơn, da không bị phù nề hay tiết dịch.

  • Giai đoạn mạn tính: Da thâm dày, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt đau.
  • Nếu không được điều tị kịp thời, 30-50% trẻ có thể bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Khoảng 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên.

    Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em

    Ngay khi nhận diện được các dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa, mẹ cần lập tức đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ tiến hành chuẩn đoán sớm và chỉ định dùng thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ.

    Có thể dùng một số loại thuốc mỡ bôi để giúp loại bỏ bong vảy do viêm da cơ địa. Ngoài ra đối với một số trẻ lớn tuổi có thể dùng tại chỗ có thể bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như eumovate bôi ngày 1 lần trong 5-7 ngày. Bôi kem hoặc mỡ fucidic acid 2%, bôi ngày 1 lần trong 1-2 tuần.

    Lưu ý, Khi dùng bất kỳ chế phẩm thuốc có chứa hoạt chất corticoid cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ, hay là dùng các bài thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x