Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2020

10 điều cực khó chịu khi bà bầu đi làm

10 điều cực khó chịu khi bà bầu đi làm
Bà bầu đi làm đương nhiên sẽ hơi vất vả và khó chịu hơn những người khác. Nếu phải đương đầu với 10 điều sau ở công sở, bạn có thể tìm thấy cách đối phó ngay đây!

Bà bầu đi làm đương nhiên sẽ hơi vất vả và khó chịu hơn những người khác. Nếu phải đương đầu với 10 điều sau ở công sở, bạn có thể tìm thấy cách đối phó ngay đây!

Những điều khó chịu khi bà bầu đi làm

1. Thật khó chịu khi phải giấu chuyện có bầu

Đó là những tháng đầu mang thai, khi bạn bắt đầu trở nên gắt gỏng và khó chịu bởi những cơn ốm nghén, nhưng vẫn phải ngày ngày đến công sở. Chưa sẵn sàng để thông báo tin mang thai cho mọi người trong công ty, bà bầu đi làm với nhiều nỗi niềm vì khó chịu và có thể bị hiểu lầm nhưng lại chưa muốn nói rõ lý do. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi vì sự “hành hạ” của hormone thai kỳ, bạn nên suy nghĩ lại về quyết định có nên thông báo chuyện mình đang mang thai hay không. Chỉ khi như vậy, mọi người mới hiểu, thông cảm và dễ dàng du di cho bạn hơn.

2. Suốt ngày phải nôn ở toilet công sở cũng thật cực hình

Ốm nghén, buồn nôn khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. May mắn nếu nhà vệ sinh ở nơi bạn làm việc sạch sẽ, còn nếu không thì thật ôi thôi! Hơn nữa, không ít mẹ bầu luôn phải túc trực sẵn bao ở bàn làm việc để “hành sự” bất cứ khi nào thấy dấu hiệu.

Giải pháp cho bạn: Chuẩn bị đồ ăn nhẹ tại bàn để giữ cho dạ dày “no đủ”, bởi cơn buồn nôn sẽ tăng lên dữ dội nếu bụng bạn trống không. Kẹo gừng, mứt gừng là món sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Có những lúc bạn cảm thấy như mình hoàn toàn kiệt sức

Khi bà bầu đi làm, cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là buồn ngủ thường xuyên diễn ra, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều lúc, bầu chỉ muốn lăn ra ngủ một giấc thật ngon và dài vì quá mệt mỏi, nhức đầu. Vì vậy, tình trạng ngủ gục trên bàn làm việc không phải là chuyện hiếm hoi.

Để đảm bảo đủ năng lượng hoạt động và làm việc, bạn nên ngủ sớm vào buổi tối. Buổi trưa, tranh thủ ngủ một giấc ngắn tại công ty, khoảng 30-45 phút. Mang theo gối ôm, gối dựa đầu hoặc bất cứ thứ gì mềm mại có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi ngủ gục trên bàn. Triệu chứng mệt mỏi sẽ dần đỡ hơn khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2.

4. Bỗng nhiên trở thành trung tâm của sự chú ý

Với đồng nghiệp, chuyện quan tâm thăm hỏi mẹ bầu là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên, trong những lời hỏi thăm đó, có tích cực lẫn tiêu cực, chẳng hạn như câu hỏi: “Tăng bao nhiêu kg rồi?” hay lời khuyên: “Thôi, đừng đặt tên con như thế, dở lắm”.

bà bầu đi làm, bà bầu công sở
Khi bà bầu đi làm, chuyện nhận được nhiều sự quan tâm hỏi han là hết sức bình thường

Bạn không thể trách sự quan tâm có khi thái quá vậy của mọi người. Thay vào đó, bạn nên cho mình đặc quyền không cần thiết phải trả lời tất cả những câu hỏi, ranh giới giữa thông tin muốn chia sẻ hay không là ở bạn quyết định.

5. Bạn cảm thấy mình thật thiếu năng lực

Quên trước, quên sau, không hoàn thành công việc đúng hẹn, là những vấn đề khá phổ biến khi bà bầu đi làm. Không sao cả, bạn có thể đổ lỗi cho não bộ trong thai kỳ chứ không phải do năng lực làm việc của bạn. Cơ thể đang tập trung toàn bộ công sức cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy không có gì phải tự ti hay cảm thấy buồn bã về tình trạng công việc của mình. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy sau khi nghỉ thai sản và quay trở lại làm việc nhanh thôi!

6. Chứng phù nề nghiêm trọng hơn do bạn phải ngồi hoặc đứng quá nhiều

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng sưng, phù nề tay chân trong thai kỳ đó là bạn nên thường xuyên thay đi lại, vận động. Tuy nhiên, với không ít mẹ bầu, công việc lại không bắt buộc phải đứng lên đi lại thường xuyên. Nếu công việc mang tính chất như vậy, bạn nên cử động chân nhiều hơn, giữ cho đôi chân di chuyển qua lại để điều hòa lượng máu lưu thông.

7. Cứ 10-15 phút/lần lại phải vào “thăm” nhà vệ sinh

Vừa mới bước chân ra khỏi nhà vệ sinh, về chỗ ngồi được một lúc, bạn đã thấy buồn tiểu ngay. Đi tiểu liên tục trong thai kỳ, đặc biệt vào tam cá nguyệt cuối cùng không phải chuyện khá lạ lẫm với các mẹ bầu.

Hơn nữa, có rất nhiều mẹ còn gặp khó khăn với chuyện tiểu tiện. Nếu cảm thấy buồn tiểu nhưng không thể cho ra được, cúi người về phía trước sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng hơn. Thực ra, đi lại nhiều cũng tốt, bạn có thể tránh được tình trạng phù nề.

8. Đôi khi không tránh khỏi những lần “xì hơi” bất thình lình

8 tiếng/ngày bà bầu đi làm và hiện diện trên công ty, chắc hẳn không tránh khỏi những lần “đánh bủm” đột ngột trước mặt những người khác. Đây chính là hệ quả của chứng táo bón khi mang thai.

Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm nhiều gas như đậu, bông cải xanh. Uống sữa quá nhiều cũng làm bạn “xì hơi” thường xuyên hơn do khí dư thừa.

9. Chứng đau lưng khi mang thai quả là mệt mỏi

Việc ngồi làm ở văn phòng cả ngày chỉ làm tình trạng đau lưng thêm tồi tệ. Thay vào đó, cứ 1 giờ/lần, bạn đứng dậy vận động để ngăn ngừa tình trạng này. Ngoài ra, bạn có thể nhờ anh xã massage lưng hằng đêm. Sao lại không, đặc quyền của bà bầu mà!

10. 3 tháng cuối: Luôn lo lắng, hoang mang mình có thể vỡ ối bất cứ khi nào

Vào tam cá nguyệt cuối cùng, bà bầu sẽ không ngừng lo lắng về chuyện liệu mình có thể bị vỡ ối khi đang làm việc hay không? Thực tế, chỉ có 10% bà bầu vỡ ối trước khi sinh. Còn lại, hầu hết đều trải qua những dấu hiệu chuyển dạ rất rõ ràng. Vì vậy, đừng quá lo lắng bà bầu nhé. Khi thấy có dấu hiệu cơn gò tử cung, hay phát hiện máu báo, bạn vẫn có thể thong dong bình tĩnh về nhà để chuẩn bị lên đường “đi đẻ”.

Những điều cần lưu ý

1. Trang bị những món ăn vặt lành mạnh ở bàn làm việc

Vừa giúp giảm nghén, vừa bổ sung thêm dinh dưỡng khi mang thai, bà bầu nên chuẩn bị sẵn những hộp đựng đồ ăn vặt trên bàn làm việc để hỗ trợ mỗi khi cần thiết. Trái cây tươi, trái cây khô, các loại hạt, bánh quy giòn, phô mai, sữa, nước là những gợi ý lý tưởng và tốt nhất cho món ăn vặt của bà bầu công sở. Tránh ăn những loại thực phẩm nhiều đường, ít dinh dưỡng, bởi nó chỉ làm bạn nhanh mệt mỏi khi làm việc mà thôi.

2. Tự động viên bản thân

Bất cứ khi nào buồn nôn, đau nhức, mệt mỏi, cố gắng giữ thói quen bình tĩnh, tự nhủ với bản thần rằng mọi khó chịu sẽ qua nhanh, điều quan trọng là em bé trong bụng vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

3. Không làm việc muộn

Ngay cả khi đó là thói quen của bạn trước khi mang thai, bạn vẫn nên thay đổi lịch làm việc. Sự thay đổi này rất cần thiết. Sự mệt mỏi khi đi làm về trễ sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc, thậm chí ảnh hưởng đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt để thai kỳ khỏe mạnh.

4. Tránh xa môi trường không lành mạnh

Hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với hóa chất, nên chuyển sang nhiệm vụ không yêu cầu sự tiếp xúc nguy hiểm này. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên chủ động xin sếp ưu tiên những vị trí, công việc, chỗ ngồi hoặc nhiệm vụ an toàn, không có nguy cơ bị ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm hay chứa hóa chất độc hại.

5. Thời gian nghỉ thế nào là phù hợp với bà bầu đi làm?

bà bầu đi làm
Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để căng thẳng công việc không ảnh hưởng đến sức khỏe

Một số mẹ bầu làm việc cho đến trước ngày dự sinh chỉ một ngày. Một số khác lại cho rằng tốt nhất nên nghỉ khoảng 2-3 tuần trước thời điểm dự sinh để nghỉ ngơi, bồi bổ và chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở. Không quan trọng nghỉ sớm hay muộn, khi bà bầu đi làm, miễn cảm thấy vui vẻ và không bị kiệt sức, mệt mỏi vì công việc là ổn. Căng thẳng trong công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, ở nhà suốt nhưng không vận động, đi lại nhiều lại hoàn toàn không tốt cho sức khỏe mẹ bầu, khiến chuyện “vượt cạn” trở nên khó khăn hơn. Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép, bà bầu có thể xin làm việc tại nhà, để tránh sự nhàm chán và giúp bạn thoải mái hơn.

6. Đặc quyền của bầu bí cũng nên có giới hạn

Mặc dù bà bầu đi làm có khá nhiều đặc quyền, nhưng cũng đừng nên lạm dụng quá nhé. Đừng vì sự mệt mỏi, khó chịu trong thai kỳ mà làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc hay những đồng nghiệp khác. Ngay từ đầu, nếu nhắm mình không thể đáp ứng nổi nhiệm vụ, bạn nên nói thẳng với sếp ngay, hoặc nhờ các đồng nghiệp khác hỗ trợ và thông cảm. Đừng đổ lỗi những khó chịu thất thường đó cho công việc hay mọi người xung quanh mẹ bầu nhé!

7. Một vài mẹo khác cho bầu bầu đi làm

♦ Tìm hiểu quyền pháp lý của bà bầu trong công việc hiện thời, chế độ nghỉ thai sản, bảo hiểm, lương lậu cũng như chính sách của công ty khi quay trở lại làm việc sau thai sản.

Bà bầu mặc gì đi làm cũng là mối quan tâm hàng đầu trong thai kỳ. Bạn nên chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Quan trọng nhất là chọn áo ngực phù hợp để tránh cảm giác khó thở, buồn nôn, tức ngực. Về giày dép, nên chọn loại thấp, êm ái, thoáng mát để thích hợp cho bà bầu đi bộ, đồng thời không gây khó chịu nếu bị phù nề.

Tìm các bà mẹ khác ở công sở để chia sẻ cảm giác khi mang thai. Họ sẽ không ngại cho bạn những lời khuyên hữu ích cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng phải có chọn lọc nhé!

Khi ngày dự sinh gần kề, lập kế hoạch dọn dẹp bàn làm việc gọn gàng mỗi khi rời khỏi công ty. Chẳng biết khi nào bạn sẽ vỡ ối, có khi bất ngờ và đột ngột, vì vậy giữ bàn làm việc sạch sẽ thường xuyên để mọi người không phải lắc đầu ngán ngẩm khi bạn nghỉ đẻ với chỗ ngồi lộn xộn, bừa bộn nhé!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x