Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đồ ăn vặt cho bà bầu có rất nhiều song không phải ăn gì cũng đều tốt cho sức khỏe thai kỳ. Vì vậy bà bầu cần ăn có chọn lọc và ăn đúng cách mới giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Một số mẹ bầu khi mang thai luôn nghĩ đến đồ ăn. Ngoài những bữa chính, bữa ăn vặt với những bà bầu thèm ăn khá quan trọng. Việc chọn lựa món ăn vặt không đúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Chị em có thể bị thừa cân béo phì, hay cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Với danh sách đồ ăn vặt cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ tốt cho sức khỏe khi mang thai được liệt kê dưới đây, thai phụ sẽ có những món ăn vặt cho bà bầu lành mạnh.
Mẹ có thể dùng để nhâm nhi mỗi khi thấy thèm ăn mà vẫn đảm bảo không tăng cân quá mức, bổ sung đủ dưỡng chất cho thai kỳ đấy.
Thức ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu cần phải chọn lọc kỹ càng. Vì đây là thời gian “nhạy cảm”, thai nhi còn yếu ớt và rất dễ bị sảy nếu như bị ngộ độc thực phẩm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn các đồ ăn vặt sau đây:
Các loại phô mai đã tiệt trùng là lựa chọn lý tưởng để bổ sung canxi cho bà bầu cũng như năng lượng và dinh dưỡng.
Táo rất có ích cho các bà bầu bị ợ nóng. Nó cũng cung cấp nguồn vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào.
Đẹp da, đẹp dáng và lại rất thơm ngon, có lý do gì để mẹ có thể cưỡng lại món sữa chua cơ chứ?
Trong một quả trứng có nhiều dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, vitamin A và đây cũng là một món ăn vặt tốt cho mẹ bầu.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa các loại vitamin cần thiết, khoáng chất, axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi .
Bên cạnh đó, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, ăn ngũ cốc có thể giúp mẹ bầu chống lại các bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét miệng.
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. Nếu có lò nướng và khéo tay, bạn có thể tự làm tự làm đồ ăn vặt cho bà bầu với món khoai lang chip vì nó sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn.
Thêm vào đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, C và B6.
Ngọt dịu và đầy dinh dưỡng, cà rốt cũng là một lựa chọn thích hợp cho các mẹ bầu. Chỉ cần rửa kỹ, mẹ có thể nhấm nháp một thanh cà rốt tươi, hoặc chế biến thành món nước ép, cà rốt tẩm chút mật ong thơm nức.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai không?
Bà bầu giai đoạn 3 tháng giữa luôn phải cẩn thận trong quá trình chọn thực đơn hằng ngày của mình vì đây là giai đoạn quan trọng của thai nhi. Để đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho cả mẹ và bé thì nên chú ý các món ăn phụ cho bà bầu sau:
Đậu nành nói riêng và các loại đậu như đậu xanh, đậu đen đều chứa lượng protein phong phú.
Việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng cũng gây hại bằng việc kéo theo các vấn đề về tiêu hóa. Do đó chất xơ từ các loại thực phẩm như rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lợi ích của trái cây đối với bà bầu là rất nhiều. Trái cây có thể cung cấp rất nhiều các vitamin cần thiết. Theo thống kê cho thấy khi mẹ bầu ăn trái cây nhiều thì con sinh ra cũng thông minh hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn rau cải ngọt? 5 lợi ích không thể bỏ qua
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian bà bầu cần đặc biệt quan tâm đến thực đơn ăn uống hàng ngày để bồi bổ cơ thể, cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa cho thai nhi.
Cảm giác ốm nghén không còn, bà bầu có thể chế biến các món ăn phụ cho bà bầu ngon, giàu dưỡng chất để cân nặng của thai nhi vượt chuẩn sau khi chào đời.
Chỉ cần một vốc nho nhỏ là đủ để xoa dịu cái bụng đang trống trơn của mẹ. Mặt khác, hạnh nhân còn mang đến nguồn chất khoáng phong phú. Đây là một ứng cử viên thích hợp cho cuộc “bầu chọn” món ăn vặt cho bà bầu.
Giàu các loại chất béo có ích cho tim, chất khoáng và có vị bùi bùi dễ chịu, quả bơ chính là một món ăn vặt không thể bỏ qua của các mẹ bầu.
Bánh quy là một trong những loại bánh ăn vặt cho bà bầu. Những chiếc cracker có thể giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén, đồng thời cung cấp một ít tinh bột để giảm đói. Tuy nhiên, chúng có thể chứa nhiều muối.
Là một chế phẩm từ đậu phộng, bơ đậu phộng cũng là món lý tưởng để mẹ bầu nhấm nháp trong những giờ ăn nhẹ.
Món bỏng ngô rất dễ ăn và mẹ lại còn có thể chia sẻ chúng với bạn bè của mình nữa chứ!
Pudding và cuscard là những đồ ăn vặt tốt cho bà bầu. Thỉnh thoảng mẹ vẫn có thể làm phong phú thực đơn của mình với những món ngọt. Pudding và custard cực kỳ giàu năng lượng và chúng sẽ đem đến cảm giác no nhanh chóng.
Nếu mẹ đang tìm nguồn vitamin C, thì đó chính là ớt chuông. Loại quả này cũng ít vị ngọt nên không gây hại cho mẹ. Tuy thế, mùi của chúng có thể gây ra đôi chút khó chịu.
Có rất nhiều loại trái cây thơm ngon như bơ, mãng cầu, hồng xiêm, dâu, cơm dừa có thể được dùng để chế biến các món sinh tố hấp dẫn. Chúng mang đến năng lượng, vitamin, chất khoáng và trên hết là cảm giác dễ chịu cho các mẹ bầu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn quả bầu, thắc mắc của nhiều chị em trong thai kỳ
Giai đoạn mang thai, mẹ nào cũng không tránh khỏi tình trạng thèm ăn liên tục. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng việc ăn vặt có thể khiến cân nặng của bản thân tăng lên một cách không thể kiểm soát đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Nhưng trên thực tế, ngoài bữa ăn chính, bữa ăn phụ cũng rất quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé. Nếu biết lựa chọn thực phẩm phù hợp, vẫn có rất nhiều món ăn vặt cho bà bầu vừa ngon miệng mà lại tốt cho sức khỏe.
Trái cây sấy khô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong bản thân trái cây đã chứa nhiều đường.
Vì thế khi ăn trái cây sấy khô thì nên lựa chọn loại không hoặc ít đường giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Được làm từ bột ngũ cốc, thanh lương khô vốn là loại thực phẩm dự trữ truyền thống của người dân khắp nơi trên thế giới. Tất nhiên, mẹ cũng có thể dự trữ chúng cho những giờ ăn nhẹ của mình.
Dù là món ăn dân dã nhưng bắp lại chứa chất béo, protein, carbohydrate, omega-3, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ và bé.
Chúng có thể giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, táo bón, ung thư, tiểu đường đồng thời còn rất tốt cho da và mắt của mẹ bầu.
Mẹ có thể sử dụng bắp thường xuyên nhưng tránh ăn vào chiều tối bởi hàm lượng chất xơ trong bắp cần thời gian dài để có thể tiêu hóa hoàn toàn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Lợi ích gì với phụ nữ mang thai
Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt giúp mẹ bầu chống lại các cơn ốm nghén rất hiệu quả. Vì vậy, sữa chưa được xem là món ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích nhất.
Nó cung cấp lượng lớn Canxi giúp cho sự hình thành và phát triển xương của thai nhi. Các lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ làm việc tốt hơn.
Đồng thời, hàm lượng Protein dồi dào giúp tăng sức đề kháng và làm đẹp da cho mẹ nữa nhé. Lời khuyên cho mẹ là nên dùng sau bữa ăn 1 tiếng để các lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Các đồ ăn vặt cho bà bầu công sở dù trong bữa chính hay bữa phụ đều rất quan trọng.
Nếu các bữa chính được chuẩn bị kỹ càng, ưu tiên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết thì bữa phụ gồm các đồ ăn nhẹ và món ăn vặt đơn giản hơn nhưng vẫn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên bị nhạt miệng và mau đói, nhất là các chị em đang làm công sở. Đó là lúc cơ thể bạn cần nạp thêm dưỡng chất bởi nhu cầu dinh dưỡng khi có thêm em bé đã thay đổi.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì? Khi nào nên uống nước dừa?
Đây là những đồ ăn vặt cho bà bầu có thể tự chuẩn bị từ tối hôm trước và trước khi đi làm có thể hâm nóng và bỏ vào cặp lồng giữ nhiệt hoặc quay nóng lại bằng lò vi sóng ở công sở. Dùng giữa giờ buổi sáng khi mẹ đói.
Một số loại cháo, súp dễ nấu như: Súp gà, súp ngô, súp thịt heo, cháo thịt bò, cháo đậu… chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nêm nhiều muối vào cháo.
Trong một lát bánh mì nướng sẵn theo công thức cổ điển của Ý, chứa chuối với 300 calo và 3gr chất béo. Mẹ có thể nướng sẵn ở nhà và hâm nóng tại lò vi sóng của công ty hoặc bảo quản trong túi nilon để bánh giữ được độ giòn.
Đây cũng là món ăn vặt có lợi cho bà bầu nghén ngọt. Nếu thích, mẹ cho thêm anh đào, nho hay mơ giúp bổ sung chất xơ.
Cũng là lát bánh mì nướng, bạn có thể kẹp thêm một số loại rau đã luộc chín như rau cải xanh, cải bắp hay đậu Hà Lan nấu chín, nghiền kỹ. Phần ăn này dễ dàng chuẩn bị và dùng để ăn bữa lỡ rất ngon miệng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu
Mùa nào thức nấy, mẹ bầu có thể linh hoạt chọn lựa các loại trái cây và “mix” chúng với nhau như dưa hấu, xoài, nho. thanh long. Thêm chút sữa chua không đường có ngay món ăn nhẹ ngon miệng, nhiều năng lượng và đa dạng chất dinh dưỡng.
Mẹ có thể tìm mua loại đậu này dễ dàng ở siêu thị hoặc các khu chợ. Tự chế biến cho mình một hộp đậu ngâm chua ngọt, bảo quản trong tủ lạnh và mang theo đến công sở.
Cây họ đậu chứa rất nhiều chất đạm, axít folic, chất xơ, ít chất béo giúp bé giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và mẹ bầu duy trì được một trọng lượng an toàn bởi, quan trọng hơn là cảm giác no lâu.
Ngoài 4 bữa ăn chính, bà bầu nhớ đừng quên bổ sung dinh dưỡng thông qua đồ ăn vặt cho bà bầu trong ngày. Lựa chọn những món ăn vặt cho bà bầu lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất chính.
Đặc biệt chuyện cập nhật những vấn đề như mang thai không nên ăn gì, nên ăn gì cũng là tiền đề quan trọng giúp thai nhi phát triển toàn diện, phát triển chỉ số thông minh.
Theo nghiên cứu, mẹ bầu có sở thích nạp những thức ăn vặt nhiều đường và chất béo sẽ lây thói quen ăn uống này sang con. Điều này có nghĩa bé rất dễ bị “nghiện” những món ăn dạng này.
Sở dĩ như vậy, vì khi tiêu thụ đường và chất béo, cơ thể bạn sản sinh ra hormone “đánh lừa” não bộ rằng đó là một cảm giác tốt. Để cảm giác này không bị mất đi, não bộ đành phải phát tín hiệu thèm ăn các loại thực phẩm này nhiều hơn. Kéo theo đó, bé con sau này cũng có sở thích ăn uống tương tự để thỏa mãn thứ cảm giác không lành mạnh này.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Các đồ ăn vặt nhiều đường và dầu mỡ mẹ bầu nên tránh bao gồm:
Cảm giác thèm ăn ở bà bầu không đáng bị “lên án”. Đôi khi, chỉ những món ngọt, béo mới có thể cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, hạn chế ăn ít nhất có thể. Chỉ nên nạp 1-2 phần nhỏ lượng thức ăn này hằng tuần. Vì tương lai của hai mẹ con!
Để hạn chế các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe, mẹ nên ăn đồ ăn vặt cho bà bầu MarryBaby liệt kê ở phía trên nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày: 9/2/2022
2. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày: 9/2/2022
3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 9/2/2022
4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 9/2/2022
5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 9/2/2022