Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/04/2018

3 tháng đầu thai kỳ và những khó khăn thường gặp

3 tháng đầu thai kỳ và những khó khăn thường gặp
Mang thai chưa bao giờ là điều dễ dàng và những tháng đầu thai kỳ dường như là khoảng thời gian thật sự khó khăn với hầu hết các bà mẹ trẻ. MarryBaby muốn chia sẻ cùng bạn những vấn đề thường gặp nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên và cách ứng phó với chúng.

Thường xuyên mệt mỏi

Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì cơ thể bạn đang tạo ra một sinh linh mới và đó là một quá trình kì diệu nhưng không kém phần gian khó. Hiếm có mẹ bầu nào không cảm thấy uể oải, lừ đừ trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt với những chị em mang thai con đầu lòng. Toàn bộ cơ thể của bạn từ trong ra ngoài đều đang biến đổi để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng: nuôi dưỡng bào thai phát triển. Do đó, bạn nên mừng vì biết rằng những mệt mỏi bạn đang chịu đựng cho thấy bé phát triển bình thường.

Bạn không thể làm gì khác ngoài việc nghỉ ngơi nhiều hơn và nhất là ngủ nhiều hơn. Cố gắng đi ngủ sớm và dành một ít thời gian để ngủ trưa, mẹ nhé.

Vui buồn thất thường

Phút trước bạn còn vui vẻ, phấn chấn, phút sau đã lại rầu rĩ, bực bội ư? Bạn không phải bà bầu duy nhất lâm vào tình cảnh này đâu nhé. Chính các hormone thai kỳ là “thủ phạm” cho những thay đổi tâm tính chẳng khác nào đồ thị hình sin này. Đừng quá lo lắng vì đây chỉ là tạm thời và bạn sẽ sớm biết cách điều khiển cảm xúc của mình cho cân bằng trở lại.

Bạn cũng nên nói chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh, đặc biệt là các thành viên trong gia đình để mọi người hiểu và cảm thông cho bạn cũng như giúp bạn bớt đi cảm giác có lỗi.

3 tháng đầu thai kỳ
Tự động viên bản thân rằng những khó chịu của 3 tháng đầu thai kỳ sẽ sớm qua đi

Lo lắng về những thay đổi

Bạn có bao giờ cảm thấy lạ lẫm với cảm giác về một sinh linh bé nhỏ đang thành hình bên trong cơ thể của mình? Hay bạn có khi nào ngần ngại khi nghĩ đến cuộc sống của mình từ nay sẽ hoàn toàn thay đổi? Tất cả những điều này đều là hết sức bình thường với những ai lần đầu làm mẹ nhưng đừng quên nhắc nhở bản thân rằng đây là một chuyển biến tích cực trong cuộc đời bạn và bạn chắc chắn sẽ trở thành một người mẹ tốt.

Sao bạn không trò chuyện với những người mẹ khác để xem họ đã vượt qua những cảm xúc khó nói đầu tiền khi làm mẹ như thế nào và rút ra một vài kinh nghiệm cho bản thân nhỉ?

Ghé thăm nhà vệ sinh liên tục

Một trong những nỗi khổ tâm của các mẹ bầu chính là đây! Đừng dại dột nghĩ đến chuyện nhịn uống vì nước rất cần cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Mỗi ngày bạn cần ít nhất 2 lít nước để ngăn ngừa táo bón, mất nước, nhiễm trùng đường tiểu, phù nề,…

Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng buồn tiểu quá thường xuyên này đây? Câu trả lời là tránh xa các chất kích thích mà điển hình là caffeine mẹ nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống nước gần giờ ngủ để tránh việc đi vệ sinh ban đêm có thể gián đoạn giấc ngủ của mẹ.

Hầu hết các tình trạng khó chịu nói trên sẽ được cải thiện đáng kể khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai nên mẹ hãy cố gắng lạc quan lên nhé. Ăn uống theo một chế độ cân bằng và khoa học, tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc là những điều cơ bản mẹ có thể làm để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng đấy.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x