Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vượt qua giai đoạn “nhạy cảm” 3 tháng đầu, bí quyết chăm sóc thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2 cần chú ý đặc biệt đến thực đơn dinh dưỡng và tầm quan trọng của những buổi khám thai. Còn gì nữa nhỉ? Tham khảo những thông tin sau đây để chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa tốt hơn mẹ nhé!
Có tới 50% phụ nữ mang thai gặp phải những vấn đề răng miệng như chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng… Những vấn đề này thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho mẹ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm nướu có thể phát triển thành nha chu và các vi khuẩn gây bệnh đi vào dòng máu qua miệng và đến tử cung, từ đó kích hoạt một hoạt chất có thể gây sinh non.
Mẹ có biết, sức khỏe “cô bé” trong thời gian mang thai cũng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng? Các loại hoóc-môn trong thai kỳ sẽ tác động và làm mất cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn “thường trú” trong âm đạo, khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng lên một cách bất thường. Một số trường hợp nhiễm nấm như nhiễm strep B âm đạo có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…
Trong giai đoạn này, thai nhi cần bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là canxi để phát triển hệ xương, hình thành các cấu trúc bên ngoài cơ thể như khuôn mặt, chân tay. Đặc biệt, đây cũng là thời gian não của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nên ngoài canxi, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung chất béo omega-3, vitamin A để đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng của bé diễn ra một cách tốt nhất.
Không cần “kiêng khem” khổ sở như 3 tháng đầu, nhưng mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý một vài loại thực phẩm sau đây để không làm ảnh hưởng đến con.
– Cà phê và các loại thức uống có chất kích thích như caffeine và cocain cần được hạn chế, bởi chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, việc tiêu thụ trên 200 mg caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng tỷ lệ sảy thai và sinh non.
– Thực phẩm nhiều đường sẽ làm tổn thất một lượng canxi khiến thai nhi không có đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Đặc biệt, các loại đồ ngọt cũng khiến mẹ bầu dễ tăng cân quá mức và gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ với nhiều hệ quả nghiêm trọng.
– Sodium glutamate, một trong những thành phần chính trong bột ngọt, sẽ làm tiêu hao một lượng lớn kẽm trong thực đơn của mẹ và gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Vì vậy, bầu nên hạn chế việc thêm bột ngọt vào món ăn của mình nhé!
Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn, theo nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Montreal, bà bầu tập thể dục thường xuyên còn có thể giúp tăng cường trí thông minh của thai nhi. Theo nghiên cứu, những bé có mẹ thường xuyên tập thể dục, ít nhất 3 lần/tuần sẽ có hoạt động não sau sinh từ 8-12 ngày vượt trội hơn hẳn so với những bé có mẹ “lười” tập thể dục khi mang thai.
Muốn giúp con thông minh? Năng vận động lên là được mẹ ơi!
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn việc chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa. Chúc bầu luôn khỏe mạnh nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.