Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Biểu hiện tiểu đường thai kỳ là vấn đề quan trọng mẹ bầu cần tìm hiểu. Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ với đặc điểm là đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường.
Trước khi tìm hiểu biểu hiện tiểu đường thai kỳ bạn cần biết về căn bệnh này. Tiểu đường thai kỳ (còn gọi đái tháo đường thai kỳ) chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé ngay khi sinh và cả khi trưởng thành.
Một khi bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ và em bé có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ đái tháo đường thai kỳ bị đái tháo đường type 2 sau 10 – 20 năm.
Những em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì.
Những triệu chứng của tiểu đường thai kỳ thường dễ bị bỏ qua do trùng với các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Do đó, chỉ có xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24 – 28 là cách nhận biết tiểu đường thai kỳ sớm nhất.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh với các biểu hiện tiểu đường thai kỳ, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các biểu hiện tiểu đường thai kỳ bao gồm:
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai
Có thể mẹ muốn biết nguyên nhân gây bệnh khi tìm hiểu biểu hiện tiểu đường thai kỳ. Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.
Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường,… là một trong những nguyên nhân tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh biểu hiện tiểu đường thai kỳ, vấn đề biến chứng cũng cực kỳ quan trọng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:
Trong khi đó, đối với thai phụ có biểu hiện tiểu đường thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?
Nếu phát hiện các biểu hiện tiểu đường thai kỳ và được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bạn cần được kiểm soát lượng đường trong máu của mình và duy trì ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.
Để làm được điều này, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như:
Chế độ ăn này phải đáp ứng được hai yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500 calo/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu bạn thừa cân, con số này sẽ giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày.
Nếu sức khỏe của bạn và em bé đều ổn, bác sĩ có thể đề nghị bạn tập thể dục nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Hãy cố gắng thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút, vào hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn chưa rõ về những bài tập phù hợp với mình, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.
Bạn sẽ được hướng dẫn cách tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Việc làm này nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị, xem cơ thể bạn có đáp ứng tốt với phác đồ của bác sĩ hay không.
Nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn cao dù bạn đã thay đổi lối sống, chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ được kê toa thuốc tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ thai nhi. Tiêm insulin cũng là liệu pháp được cân nhắc sử dụng.
Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn khi phát hiện biểu hiện tiểu đường thai kỳ hoặc từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp và nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:
Để tự bảo vệ mình, bạn nên chú ý nếu có bất kỳ biểu hiện tiểu đường thai kỳ nào ở trên bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn ngay nhé. Theo dõi và khám thai định kỳ là điều cần thiết giúp quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh, nhưng nguy cơ của đái tháo đường típ 2 thật sự sau này vẫn còn đó. Vì thế, bạn hãy chăm tập luyện thể thao, có chế độ ăn hợp lý và theo dõi các biểu hiện tiểu đường thai kỳ để xử lý kịp thời.
Mộc Nhi
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Gestational diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
3. Gestational Diabetes
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/gestational-diabetes/
4. Symptoms of gestational diabetes
5. Diabetes – gestational
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/diabetes-gestational
Truy cập ngày 9/9/2021