Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cơn đau đẻ là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những bà mẹ đã từng mang thai và sinh con tự nhiên. Từng đợt đau cứ “xúm xít” kéo nhau dồn dập, mẹ chỉ có thể cắn răng chịu đựng một mình. Cùng tham khảo để biết cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả giúp mẹ vượt cạn thuận lợi hơn nhé!
Khi lên bàn sinh, hầu hết các bà đẻ đều nằm ngửa – ngạc nhiên thay đây không phải là tư thế thích hợp khi đang chuyển dạ. Khi bạn nằm ngửa, tử cung sẽ đè nén các mạch máu lớn, làm giảm khí oxy đưa đến thai nhi, đồng thời gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn ở mẹ bầu. Hơn nữa, khi bạn nằm ngửa, đầu của em bé gây áp lực lên các dây thần kinh vùng chậu nằm ở xương cùng, làm tăng các cơn đau co thắt.
Dưới đây là 6 cách làm giảm cơn đau đẻ mẹ bầu nên trang bị cho mình trước khi bước vào phòng sinh để giảm cơn đau đẻ trong quá trình chuyển dạ. Những tư thế có đánh dấu (*), bà bầu có thể thực hiện ngay cả khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Khi thực hành những tư thế này, bà bầu có thể cần sự giúp đỡ của anh ấy hoặc người nhà.
Đứng đối diện anh ấy, vòng hai tay ôm lên cổ hoặc ngang eo anh ấy, sau đó lắc lư người nhẹ nhàng như đang khiêu vũ chậm. Động tác này giúp giảm cường độ của các cơn co thắt tử cung. Nhớ nhờ anh ấy massage lưng khi đang ở tư thế này để giảm đau lưng phần nào.
Gác chân lên ghế là một trong những cách làm giảm cơn đau đẻ nhanh chóng. Nâng cao một chân lên ghế, nên chọn ghế không quá cao để chân còn lại có thể đứng vững trên sàn. Mẹ bầu đứng thẳng, có thể hơi nghiêng người về trước, đổi chân khi thấy mỏi. Tư thế này giúp em bé xoay đúng vị trí để ra ngoài nhanh hơn.
>>> Bạn có thể quan tâm: 3 cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường
Chọn một chiếc ghế chắc chắn, giữ chặt lưng ghế, sau đó từ từ ngồi xổm xuống. Do bụng hơi to nên mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện tư thế này. Mẹ bầu có thể nhờ anh ấy giúp bằng cách: Anh ấy ngồi vào một chiếc ghế, sau đó mẹ bầu tì hay tay ra sau chân anh ấy, từ từ ngồi xuống. Tư thế này giúp khung xương chậu mở dễ dàng hơn.
Ngồi trên ghế hoặc mép giường, hai bàn chân chạm hẳn vào sàn, mẹ bầu nhẹ nhàng lắc lư người ra trước và về sau. Cử động này có tác dụng giảm đau lưng và làm nhẹ các cơn cơ thắt.
Từ từ quỳ gối, chống 2 tay lên giường, sàn nhà hoặc thảm tập Yoga. Trong quá trình chuyển dạ, tư thế này sẽ giúp thiên thần nhỏ của bạn nhận được nhiều oxy nhất. Quỳ gối chống tay cũng làm giảm áp lực lên cột sống, nhờ đó mẹ bầu cảm thấy cơn đau lưng giảm bớt.
>>> Bạn có thể quan tâm: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh
Tư thế đơn giản này làm mẹ bầu dễ chịu hơn vì có thể giảm đau lưng khi cơn co thắt xuất hiện. Mẹ bầu có thể kê thêm gối tựa lưng, hoặc dựa vào người anh ấy hay người thân để cảm thấy dễ chịu nhất.
Mẹ bầu có thể chọn ra những tư thế làm mình thoải mái nhất, và nhờ người thân giúp đỡ. Cơn đau đẻ giảm bớt và cuộc vượt cạn sẽ không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ để mẹ có thể đón bé yêu trong niềm vui sướng nhất.
Tuy không có cách làm giảm cơn đau đẻ hoàn toàn nhưng những cách sau đây cũng có thể giúp mẹ giảm bớt đau đớn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Tham khảo và áp dụng ngay, mẹ nhé!
>>> Bạn có thể quan tâm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?
Tâm lý căng thẳng, lo sợ sẽ khiến cơ thể mẹ trở nên căng cứng và việc hít thở cũng gặp nhiều khó khăn hơn, Điều này có thể khiến cơn đau đẻ của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cảm giác sợ hãi khi sinh con sẽ gây cản trở các hoóc-môn kích thích chi phối quá trình sinh nở. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, các mẹ nên cố gắng thư giãn tinh thần trước khi vào phòng sinh.
Theo các chuyên gia, cách làm giảm cơn đau đẻ nằm ngửa sẽ khiến toàn bộ trọng lượng của thai nhi dồn hết lên cột sống và khiến máu lưu thông khó khăn hơn, làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Để giảm đau, mẹ có thể đứng thẳng và hơi ngả người về phía trước. Nếu mệt mỏi muốn nằm, tư thế nằm nghiêng sẽ đỡ đau hơn hẳn.
Tập thể dục khi mang thai là một cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả. Thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì một thai kỳ tốt và sinh con khỏe mạnh mà còn giúp quá trình vượt cạn của bạn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Theo nghiên cứu, những bà bầu ít tập thể dục có nguy cơ bị đau nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không?
Khi lâm bồn hoặc trong thời gian chuyển dạ, tâm lý lo lắng khiến hơi thở của các mẹ có xu hướng trở nên nhanh, sâu khiến mẹ trở nên dễ kiệt sức và mệt mỏi hơn hẳn. Do đó, nếu nắm vững các kỹ thuật thở khi sinh sẽ giúp mẹ giảm đau hiệu quả. Đồng thời, thở đúng cũng giúp tăng lượng oxy cung cấp cho mẹ và bé.
Hẳn mẹ sẽ rất bất ngờ khi biết, bổ sung nước cho cơ thể cũng có thể là cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả. Khi cơ thể mất nước, các tế bào trong cơ thể, nhất là tử cung, đều sẽ bị ảnh hưởng. Mất nước cũng khiến mẹ trở nên mệt mỏi và thiếu tập trung. Vì vậy, đừng ngại uống thêm một ly nước khi quá trình sắp sinh con bắt đầu, mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Dealing With Pain During Childbirth
https://kidshealth.org/en/parents/childbirth-pain.html
Truy cập ngày 21/3/2022
2. Childbirth – pain relief options
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/childbirth-pain-relief-options
Truy cập ngày 21/3/2022
3. Pain relief in labour
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/pain-relief-in-labour/
Truy cập ngày 21/3/2022
4. Pregnancy and birth: Managing pain during childbirth
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279572/
Truy cập ngày 21/3/2022
5. Medications for Pain Relief During Labor and Delivery
https://www.acog.org/womens-health/faqs/medications-for-pain-relief-during-labor-and-delivery
Truy cập ngày 21/3/2022