Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/05/2024

Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Những lưu ý khi bà bầu ăn đu đủ chín

Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Những lưu ý khi bà bầu ăn đu đủ chín
Nếu bà bầu đu đủ xanh có chứa 2 enzyme papain và chymopapain sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, quái thai. Và với một số người cơ địa mẫn cảm, nhựa đu đủ có thể gây dị ứng. Vậy bà bầu có ăn đu đủ chín được không? 

Đu đủ chính cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khoẻ. Vậy bà bầu ăn đu đủ chín được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu ăn đu đủ chín được không?

Bà bầu có thể ăn đu đủ chín trong suốt thai kỳ. Với hơn 70% là nước, đu đủ chín là một lựa chọn thích hợp để mẹ bầu bổ sung nước cho cơ thể và ngăn ngừa mệt mỏi. Chất Beta-carotene trong đu đủ còn giúp phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Hơn nữa, trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bà bầu ăn đu đủ chín có thể giúp giảm chứng ốm nghén hiệu quả đấy nhé.

Ngoài ra, vitamin C trong đu đủ có tác dụng chống viêm, đau khớp và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B không chỉ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp ổn định nhịp tim và huyết áp của mẹ bầu. Và với thành phần protease và hàm lượng chất xơ dồi dào trong đu đủ chín còn có thể giúp phân giải protien thành axit amin để chống táo bón cho mẹ bầu.

Bên cạnh việc tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn đu đủ chín có được không; bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề bà bầu ăn đu đủ xanh được không và nên ăn như thế nào để an toàn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

bà bầu có được ăn đu đủ chín không

Những lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín

Sau khi tìm hiểu bà bầu ăn đu đủ chín có được không; chúng ta nên tìm hiểu thêm những lợi ích của thực phẩm này mang đến cho thai kỳ nhé.

  • Giúp làm đẹp da: Sử dụng mặt nạ đu đủ có tác dụng dưỡng da an toàn và hiệu quả. Bầu đừng bỏ lỡ nhé!
  • Không làm mẹ bầu tăng cân: Đu đủ chín, tuy rất bổ dưỡng nhưng lại chứa rất ít calo nên sẽ không làm mẹ bầu tăng cân quá nhiều.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Đu đủ chín giúp gia tăng mức độ hemoglobin, trợ giúp sự hấp thụ oxy và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.
  • Giảm mệt mỏi: Một trái đu đủ chín chứa khoảng 119 calorie và khoảng 17,9g đường, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi thường trực ở phụ nữ mang thai.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Đu đủ chín có nhiều khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như kali, canxi, magie, kẽm. Đặc biệt, chất sắt có trong đu đủ chín sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Ngăn ngừa chuột rút: Với hàm lượng lớn kali, ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu giảm được tình trạng bị chuột rút ở chân. Bên cạnh đó, trong thai kỳ do thể tích máu của người mẹ có thể tăng lên đến 50% nên bạn cần thêm kali để cân bằng nước và điện giải trong các tế bào.
  • Ngăn ngừa các bệnh răng miệng: Do sự thay đổi hormone khi mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh răng miệng như đau răng, sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng. Nếu thường xuyên ăn đu đủ chín, bà bầu có thể nhanh chóng thoát khỏi sự “hành hạ” của những triệu chứng này.

Bà bầu ăn nhiều đu đủ chín có tốt không?

Tuy bà bầu ăn đu đủ chín rất tốt nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Bởi vì chất beta caroten có trong đu đủ chín sẽ khiến bà bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân và mu bàn chân. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ kích thích ruột già bài tiết nhiều, gây áp lực cho dạ dày và đường ruột.

Bạn có thể chế biến đu đủ chín với mật ong thành sinh tố. Đây là một loại thức uống giàu dinh dưỡng cho thai kỳ, nhưng chỉ 1 ly mỗi lần uống thôi nhé. Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần hạn chế ăn đu đủ chín ở mức 2-3 lần/tuần và ăn 1 miếng vừa phải.

Bạn có thể thảo luận cùng MarryBaby trên cộng đồng về vấn đề bà bầu ăn mắm tép đu đủ được không nhé. Bác sĩ sẽ trực tiếp giải đáp những thắc mắc này để bạn có được một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thai kỳ.

Những lưu ý khi bà bầu ăn đu đủ chín trong thai kỳ

Sau khi tìm hiểu bà bầu có được ăn đu đủ chín không; để an toàn cho sức khoẻ bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều đu đủ: Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/tuần mỗi lần 1 miếng thôi nhé.
  • Mẹ bầu đang bị tiêu chảy không nên ăn đu đủ chín: Vì tính nhuận tràng của loại quả này có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng thêm.
  • Không nên ăn nhiều đu đủ trong một lần: Ăn đu đủ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai, nhưng nếu ăn quá nhiều đu đủ, tình trạng táo bón không những không bớt mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn hạt đu đủ: Chất carpine trong hạt đu đủ được xem là một loại chất độc, có thể gây rối loạn mạch đập và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu nên loại bỏ hết hạt trước khi ăn nhé!
  • Không nên ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn: Trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn. Bởi chúng chứa chất papain khiến tử cung co thắt mạnh gây sẩy thai trong những tháng đầu, biến chứng phù thũng và xuất huyết nhau thai hoặc sinh non.

Bà bầu ăn đu đủ chín rất tốt cho thai kỳ, tuy nhiên bạn không nên ăn nhiều quá để tránh bị phản tác dụng nhé. Ngoài ra, khi đang bị tiêu chảy, hoặc bị đường trong máu cao bạn cũng không nên ăn nhiều đu đủ chín.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Papaya (Papita) During Pregnancy: How Safe is It?
https://parenting.firstcry.com/articles/papaya-papita-during-pregnancy-how-good-it-is-for-you/
Truy cập ngày 23/06/2021

2. Papaya During Pregnancy: Does It Cause Miscarriage?
https://www.momjunction.com/articles/papaya-pregnancy-weighing-benefits-risks_00305/
Truy cập ngày 23/06/2021

3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 23/06/2021

4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 23/06/2021

5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 23/06/2021

x