Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu ăn khoai môn được không? Là một trong nhiều câu hỏi về ăn uống mà phụ nữ quan tâm khi mang thai.
Bạn biết rồi đấy, việc mang bầu sẽ gây ra nhiều sự biến đổi trên cơ thể phụ nữ. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thực phẩm, cũng như môi trường sống xung quanh.
Cho nên, việc ăn gì, uống gì cần rất thận trọng. Kể cả những thực phẩm bạn đã từng dùng rất an toàn khi chưa có thai.
Bà bầu ăn khoai môn được không? Bạn hãy cùng Marry Baby trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.
Khoai môn có nguồn gốc từ châu Á nhưng được yêu thích khắp thế giới. Củ của loại cây này có vỏ màu nâu và ruột trắng xen kẽ các đốm tím. Khi nấu chín, khoai môn có vị ngọt nhẹ, dẻo và bở tương tự như khoai tây.
Củ khoai môn chứa nguồn chất xơ tuyệt vời cùng rất nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch, đường ruột.
Mỗi 132g khoai môn nấu chín có 187 calo. Lượng calo này chủ yếu là từ carbs, còn protein và chất béo chỉ có hàm lượng dưới 1g.
Đồng: 13% của DV
Vitamin C: 11% của DV
Photpho: 10% của DV
Magiê: 10% của DV
*DV: giá trị hàng ngày
Điều này có nghĩa là khoai môn có thể cung cấp chất xơ, kali, magiê và vitamin C, E. Những chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta hay bị thiếu hụt.
Tuy loại củ này giàu tinh bột, nhưng lại chứa hai loại carbohydrate có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu. Đó là chất xơ và tinh bột kháng.
Chất xơ của khoai môn là một loại carbohydrate mà cơ thể không hấp thụ. Nhờ đó, lượng đường trong máu không bị ảnh hưởng. Carbohydrate còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và dung nạp các loại carbs khác. Đồng thời, chất này cũng ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn khoảng 42g chất xơ mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm khoảng10 mg/dl.
Ngoài ra, khoai môn chín còn chứa 12% tinh bột kháng. Đây là chất mà cơ thể không thể tiêu hóa nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Nhờ có sự kết hợp giữa tinh bột kháng và chất xơ nên khoai môn rất tuyệt vời để thêm vào thực đơn của những người mắc bệnh tiểu đường.
Chất xơ và tinh bột kháng trong khoai môn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng chất xơ có tác dụng dụng giảm cholesterol. Vì thế những người ăn nhiều chất này có xu hướng ít mắc phải các bệnh về tim mạch. Một nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ 10g chất xơ mỗi ngày, nguy cơ tử vong do bệnh tim giảm tới 17%.
Trong khi đó, cứ 132g khoai môn lại có tới hơn 6g chất xơ. Hàm lượng này gấp hơn hai lần ở khoai tây.
Ngoài ra, tinh bột kháng trong khoai môn cũng có tác dụng giảm cholesterol. Từ đó, chất này có thể ngăn ngừa được bệnh tim mạch.
4. Ngăn ngừa ung thư
Khoai môn chứa các hợp chất polyphenol từ thực vật có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Polyphenol chính của khoai môn là quercetin. Chất này cũng có nhiều trong hành, táo và trà.
Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật phát hiện ra rằng quercetin giúp kích hoạt các tế bào ung thư tự chết. Nhờ đó, chất này có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Ngoài ra, quercetin cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Vì thế, chất này có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương gốc tự do quá mức có liên quan đến ung thư.
Nhờ rất giàu chất xơ nên khoai môn cũng có thể giúp giảm cân. Nghiên cứu phát hiện những người ăn nhiều chất xơ có xu hướng ít mỡ và không bị tăng cân. Chất xơ mang đến cảm giác no lâu vì thế có thể làm giảm nhu cầu thèm ăn của cơ thể.
Ngoài ra, khoai môn còn chứa các tinh bột kháng cũng có tác dụng tương tự.
Nghiên cứu ở những người đàn ông dùng thực phẩm bổ sung chứa 24g tinh bột kháng trước bữa ăn. Kết quả là nhóm người này đã tiêu thụ ít hơn khoảng 6% lượng calo. Đồng thời mức insulin của họ cũng thấp hơn sau bữa ăn, so với nhóm không dùng.
Nhờ chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng nên khoai môn có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Cơ thể không tiêu hóa hoặc hấp thụ chất xơ và tinh bột kháng. Khi đến đại tràng hai chất này được vi khuẩn đường ruột lên men để ăn. Trong quá trình lên men, vi khuẩn sẽ tạo ra axit béo chuỗi ngắn để nuôi dưỡng các tế bào thành ruột. Nhờ đó, đường ruột luôn hoạt động khỏe mạnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ chất xơ và tinh bột kháng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết.
Câu trả lời là có. Bởi vì khoai môn rất giàu chất xơ và tinh bột có lợi nên giúp tăng cường dinh dưỡng cho thai kỳ.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai rất dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, tiểu đường và ung thư. Trong khi đó, khoai môn lại chứa các hợp chất có thể chống lại các căn bệnh này.
Chưa hết, khi mang thai, bạn cũng rất dễ mắc bệnh táo bón do nóng trong. Khoai môn giàu chất xơ nên có thể giúp hệ tiêu hóa của bà bầu khỏe mạnh.
Thêm nữa, khoai môn giàu hợp chất chống oxy hóa nên cũng có thể giúp ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm thường thấy ở phụ nữ mang thai và sinh nở.
Khoai môn là thực phẩm lành tính, quen thuộc của người Việt Nam. Bà bầu ăn khoai môn được không? Câu trả lời là thực phẩm này rất tốt cho thai kỳ các mẹ bầu nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.