Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 16/05/2022

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không, ăn bao nhiêu thì tốt?

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không, ăn bao nhiêu thì tốt?
Mồng tơi là loại rau giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích.

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không là 1 câu hỏi phổ biến. Đây là loại rau thường hiện diện trong bữa cơm gia đình, nhưng phụ nữ mang thai luôn thận trọng khi ăn uống, nên vẫn cần được trả lời cho rõ.

Rau mồng tơi thường có mặt trên mâm cơm của người Việt với đủ cách chế biến nhờ hương vị dễ ăn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù rau mồng tơi chỉ được xếp vào hàng dân dã nhưng công dụng tuyệt vời của nó thì cả Đông y và Tây y đều ghi nhận.

Thành phần dinh dưỡng của rau mồng tơi

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt nên hiệu quả trong thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, lợi tiểu, mát da, chữa mụn nhọt, rôm sảy…

Theo Tây y, khi phân tích các thành phần có trong rau mồng tơi, người ta ngạc nhiên vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là lượng vitamin A có trong loại rau ăn lá này. Cụ thể, trong 100g rau mồng tơi chứa đến 8.000IU vitamin A, gấp hơn 2,5 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể.

Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn chứa một lượng đáng kể chất đạm, sắt, vitamin C, các loại vitamin nhóm B (như folate, riboflavin, niacin, thiamine, pantothenic acid), canxi, kẽm, photpho, potassium, magie… Nhờ đó, rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

Đặc biệt, người ta phát hiện rau mồng tơi còn chứa chất nhầy pectin không chỉ giúp nhuận tràng mà còn hỗ trợ đào thải chất béo, giảm cholesterol trong máu. Vậy nên, ăn rau mồng tơi cũng là cách giúp ổn định huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch.

Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, phong phú có trong rau mồng tơi mà bà bầu ăn rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe. Đó là câu trả lời rất rõ ràng cho thắc mắc: “Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?”.

Tác dụng của rau mồng tơi đối với thai phụ sẽ xóa tan nghi ngờ: “Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?”

1. Giúp sáng mắt, ngừa ung thư, cải thiện tình trạng sạm nám

tập thể dục để giảm căng thẳng mất ngủ

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Chúng ta sẽ có câu trả lời ngay sau đây thôi. Việc ăn rau mồng tơi sẽ cung cấp vitamin A cho cơ thể. Đây là một vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện thị lực và điều hòa sự sinh trưởng của tế bào, chống lại các tác nhân gây ung thư. Vitamin A cũng được xem là một trong những chất chống lão hóa tốt nhất, xóa mờ nếp nhăn và cải thiện tình trạng sạm da do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ ở phụ nữ mang thai.

2. Cải thiện tình trạng táo bón

Một số thai phụ thường chủ quan với tình trạng táo bón trong thai kỳ mà không biết đó có thể là nguyên nhân phát sinh hoặc làm tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn…, góp phần gây suy dinh dưỡng bào thai, sảy thai, đẻ non…

Để cải thiện tình trạng táo bón, không gì hiệu quả bằng thỉnh thoảng bà bầu nên thêm rau mồng tơi vào thực đơn. Hàm lượng chất xơ và chất nhầy trong mồng tơi sẽ kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, từ đó chấm dứt tình trạng khó nói này ở thai phụ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có ăn được ngọn su su không? 7 lợi ích không ăn sẽ tiếc

3. Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Tăng cường sức đề kháng

Hệ miễn dịch của bà bầu thường suy giảm khi mang thai. Để cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại các virus gây bệnh truyền nhiễm, mẹ nên ăn rau mồng tơi 2-3 lần/tuần. Vì theo ước tính, trong 100g rau mồng tơi chứa đến 102mg vitamin C (vượt nhu cầu vitamin C hàng ngày ở người trưởng thành).

4. Bổ sung sắt và axit folic

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? 100g rau mồng tơi chứa khoảng 1,2mg sắt và 140mg axit folic. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ, bà bầu cần ăn đa dạng thực phẩm giàu chất sắt, trong đó không thể bỏ qua các loại rau ăn lá như rau mồng tơi.

Ngoài ra, thai phụ ăn rau mồng tơi sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đáng kể axit folic. Đây là một loại vitamin B có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

5. Cung cấp canxi

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

Khi mang thai, nhu cầu canxi ở bà bầu tăng đáng kể để đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương, răng của em bé trong bụng. Thiếu canxi, mẹ dễ bị đau cơ, chuột rút; thai nhi chậm phát triển, còi xương.

Trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 109mg canxi nên đây sẽ là một trong những nguồn cung canxi dồi dào cho thai phụ. Lúc này bạn đừng lăn tăn câu hỏi “Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?” nữa, mà hãy chọn ngay món canh gần gũi này nếu cơ thể mẹ bầu ổn định nhé!

6. Ổn định huyết áp và kiểm soát cân nặng

Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi không chỉ có tác dụng nhuận tràng mà còn hỗ trợ cơ thể đào thải cholesterol xấu. Theo đó, rau mồng tơi sẽ giúp kiểm soát huyết áp và ổn định cân nặng cho bà bầu. Đặc biệt với những thai phụ có nguy cơ hoặc đã bị tiểu đường, huyết áp thì rau mồng tơi là một loại thực phẩm cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh.

Lưu ý: Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Rõ ràng câu trả lời là được, tuy nhiên do rau mồng tơi vốn có tính hàn, nhuận tràng nên những bà bầu bụng yếu, đại tiện lỏng thì không nên ăn vì có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có được ăn đào không mà sao nhiều người cản bạn ăn món này!

Gợi ý một số món ngon từ rau mồng tơi

Ở trên chúng ta đã biết bà bầu ăn rau mồng tơi được không rồi, sau đây là một số món ăn từ rau mồng tơi cho mẹ tham khảo:

1. Canh cua mồng tơi mướp

Nguyên liệu:

  • 300g cua đồng xay
  • 1 bó mồng tơi
  • 1 quả mướp
  • Gia vị: muối, đường, bột nêm, mì chính (bột ngọt)

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt bỏ lá già, hư, rửa sạch, thái nhỏ tùy ý. Mướp gọt vỏ, xắt khúc ngắn vừa ăn.
  • Cho 1 tô nước vào cua, bóp nhuyễn cho tơi rồi lược qua rây, lọc bỏ bã, lấy nước.
  • Đun sôi nước cua, cho rau và mướp vào. Canh sôi lần nữa thì nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

2. Mồng tơi xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 1 bó mồng tơi
  • Vài tép tỏi đập giập
  • Gia vị nêm: muối, đường, bột nêm, mì chính (bột ngọt)

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt bỏ lá già, hư, giữ lấy lá non và ngọn, rửa sạch, để ráo.
  • Phi tỏi vàng thơm với dầu ăn, cho mồng tơi vào đảo nhanh tay trên lửa lớn. Nêm gia vị vừa ăn, đảo đến khi chín thì gắp ra dùng nóng.

3. Canh mồng tơi nấu ngao

Nguyên liệu:

  • 1 kg ngao
  • 1 bó rau mồng tơi
  • Vài tép tỏi
  • Gừng
  • Gia vị: muối, đường, bột nêm, mì chính (bột ngọt).

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn rau xà lách hay không?

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt bỏ lá già, hư, rửa sạch, thái nhỏ tùy ý.
  • Làm sạch cát trong ngao bằng cách: Ngao mua về rửa sạch với nước, sau đó ngâm ngập ngao trong nước vo gạo (hoặc nước thêm vài quả ớt) khoảng 1–2 giờ thì vớt ra. Sau khi ngao đã nhả hết cát thì rửa ngao thêm nhiều lần với nước cho sạch hẳn.
  • Cho ngao vào nồi, thêm 1 tô nước và vài lát gừng để luộc, khi ngao há miệng đều hết thì tắt bếp. Sau đó, tách lấy phần thịt, nước luộc ngao lọc sạch để làm nước dùng.
  • Phi thơm tỏi, cho ruột ngao vào xào nhanh tay rồi tắt bếp.
  • Đun sôi nước dùng, cho rau vào nấu sôi, thêm thịt ngao, sau đó nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

4. Canh mồng tơi nấu tép

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

Nguyên liệu:

  • 200g tép tươi
  • 1 bó mồng tơi
  • Gia vị: muối, đường, hạt nêm, mì chính (bột ngọt)

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt bỏ lá già, hư, rửa sạch, thái nhỏ tùy ý.
  • Xay nhuyễn tép với nửa thìa cà phê muối và nửa bát (chén) nước.
  • Cho tép đã xay vào nồi cùng 1 tô nước, nấu sôi thì cho rau vào. Canh sôi lần nữa, nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Bây giờ, trong một tuần, bạn có thể ăn rau mồng tơi vài lần mà không phải canh cánh với thắc mắc bà bầu ăn rau mồng tơi được không nữa. MarryBaby chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Is It Safe to Consume Spinach During Pregnancy?
https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-consume-spinach-during-pregnancy/
Ngày truy cập: 15/5/2022

2. Spinach (Palak) During Pregnancy: Health Benefits And Possible Side Effects
https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-eat-spinach-during-pregnancy_00136644/
Ngày truy cập: 15/5/2022

3. Determination of Elemental Composition of Malabar spinach
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4503553/
Ngày truy cập: 15/5/2022

4. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Ngày truy cập: 15/5/2022

5. Have a healthy diet in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/
Ngày truy cập: 15/5/2022

x