Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/12/2023

Bầu ăn thanh long được không? Lợi thế nào và hại ra sao?

Bầu ăn thanh long được không? Lợi thế nào và hại ra sao?
Có giá thành khá "thân thiện" với túi tiền và chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, thanh long được nhiều người chọn làm món tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, tác dụng của thanh long là gì? Bà bầu ăn thanh long liệu có tốt không? Đừng bỏ lỡ thông tin sau đây mẹ nhé!

Thanh long có vị chua ngọt nhẹ nhàng, là loại trái cây thanh nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Nhiều bà bầu hảo ngọt cũng sẽ rất thèm món này. Song bầu ăn thanh long được không?

Giá trị dinh dưỡng của thăng long

Trong 100g thăng long, có chứa các thành phần dưỡng chất dưới đây:

  • Nước: 84g
  • Năng lượng: 57kcal
  • Chất đạm: 0,36g
  • Tổng lipid (chất béo): 0,14g
  • Carbohydrate: 15,2g
  • Chất xơ trong tổng khẩu phần ăn: 3,1g
  • Đường: 9,75g
  • Canxi: 9mg
  • Sắt: 0,18mg
  • Magie: 7mg
  • Phốt pho: 12mg
  • Kali: 116mg
  • Natri: 1mg
  • Vitamin C: 4,3mg

Để biết ăn thăng long được không, bạn cần biết thành phần dinh dưỡng có trong thăng long

Bầu ăn thanh long được không?

Giá trị dinh dưỡng trong quả thanh long rất cao. Ngoài lượng chất xơ dồi dào thì loại quả này còn có nguồn khoáng chất khá lớn bao gồm: sắt, magie, vitamin C. Cùng với đó, thanh long còn là nguồn cung cấp carbs, chất đạm, chất béo tự nhiên, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

Vì vậy, bầu có thể ăn trái thanh long để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất tăng lên trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, trong thăng long có chứa một lượng lớn đường, do đó bà bầu đặc biệt là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều để tránh “lợi bất cập hại”.

>> Xem thêm: TOP 25 loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

Lợi ích khi bầu ăn thanh long

Bà bầu ăn thanh long không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, thêm năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ tốt cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

1. Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Trong thời gian mang thai, việc bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, bởi vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mà còn hỗ trợ cho quá trình hình thành răng, xương của thai nhi.

2. Bầu ăn thanh long được không? Được vì giúp thêm năng lượng cho cơ thể

Cứ trung bình 100 gram thanh long sẽ có khoảng 9-14 gram carbohydrate, chiếm khoảng 10% nhu cầu carbohydrate tối thiểu mỗi ngày của bà bầu. Carbohydrates có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy, việc bổ sung carbohydrate đặc biệt cần thiết. Ngoài thanh long, bầu có thể bổ sung thêm carbonhydrate từ nhiều nguồn khác nhau, như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bắp, khoai tây, mì…

3. Hỗ trợ sự phát triển não của thai nhi

Không chỉ chuyển hóa thành năng lượng “nuôi” cơ thể, chất béo còn cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển não của thai nhi, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, giai đoạn não tăng trưởng mạnh mẽ. Hàm lượng chất béo trong thanh long tuy không quá nhiều, chỉ từ 0,1 – 0,6 gram, nhưng lại là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể.

4. Giúp mẹ ngăn ngừa táo bón

Với hàm lượng chất xơ phong phú và lượng nước dồi dào, thanh long giúp mẹ bầu no lâu và tăng khả năng điều tiết của hệ tiêu hóa, nhất là giảm bớt nguy cơ bị táo bón, triệu chứng khó chịu đối với hầu hết các mẹ bầu. Vì vậy, mẹ hãy ăn thử thanh long để tự có câu trả lời cho việc bầu ăn thanh long được không nhé.

Bầu ăn thanh long được không? Bầu ăn thanh long giúp ngừa táo bón
Bầu ăn thanh long được không? Bầu ăn thanh long giúp ngừa táo bón

5. Bầu ăn thanh long được không? Được vì giúp giảm mệt mỏi cho mẹ

Thăng long có 2 tác dụng: Vừa cung cấp carbonhydrate, vừa bổ sung vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Do đó, mẹ bầu ăn thanh long giúp giảm bớt mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin B1 trong thanh long còn giúp duy trì những hoạt động bình thường của tim và hệ thần kinh.

6. Bà bầu ăn thanh long giúp ngừa viêm nhiễm

Các chất chống oxy hóa trong thanh long có thể giúp bầu chống lại sự xâm lại của các vi khuẩn và nấm có hại trong thai kỳ. Ngoài ra, ăn thanh long khi mang thai còn thúc đẩy tái tạo tế bào và chữa lành vết thương một cách hiệu quả hơn.

7. Ngăn ngừa tiền sản giật

Hiện tượng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai cũng khiến nguy cơ tiền sản giật có khả năng xuất hiện nhiều hơn. Trong khi đó, lợi ích của thanh long đối với bà bầu bạn không thể bỏ qua chính là giúp điều hòa huyết áp cũng như lượng đường trong máu ở mức ổn định, từ đó hạn chế tối đa các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

8. Bà bầu ăn thanh long tốt cho máu

Nếu còn thắc mắc bầu ăn thanh long được không thì câu trả lời này sẽ không làm bạn thất vọng. Bà bầu dễ bị thiếu máu khi mang thai, nguyên nhân là do thiếu sắt. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Belitung Nursing, các chuyên gia đã chia sẻ thanh long hỗ trợ làm tăng mức hồng cầu và huyết sắc tố ở mẹ bầu.

Vì thanh long rất giàu chất sắt, do đó loại quả thơm ngon này có thể hỗ trợ cải thiện cho chứng bệnh thiếu máu khi mang thai.

9. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Folate là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu trong thời kỳ mang thai. Trái thanh long có chứa một lượng chất folate tốt, giúp bảo vệ thai nhi khỏi chứng dị tật ống thần kinh một cách hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này còn có nhiều vitamin có lợi như vitamin B1, B2, B3… thúc đẩy sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.

10. Tăng cường phát triển xương

Hàm lượng canxi chứa trong trái thanh long giúp củng cố sức khỏe xương và răng trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, canxi cùng phốt pho trong trái cây này cũng đảm bảo sự phát triển xương của thai nhi nữa đấy.

>> Xem thêm: Những loại trái cây bà bầu không nên ăn

Lưu ý cho bà bầu khi ăn thăng long

Bầu ăn thăng long được không? Lưu ý cho bầu khi ăn thăng long

Ăn ít nhất 200g trái cây mỗi ngày: Một quả thăng long cỡ trung bình nặng từ 350-400g. Nếu bạn không chắc chắn về lượng trái cây nên tiêu thụ mỗi ngày, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để có thêm lời khuyên.

Nên ăn đa dạng các loại trái cây: Bạn nên cân bằng lượng trái cây hấp thụ vào cơ thể để vừa đa dạng các chất dinh dưỡng vừa tránh cảm giác nhàm chán khi ăn.

Chọn thăng long tươi và chín: Bạn sờ vào trái thăng long chín sẽ có cảm giác mềm, nhưng không dập nát. Nếu trái còn cứng có nghĩa là chưa chín, bạn nên để chỗ khô thoáng vài hôm để trái chín. Thăng long mọng nước khi cầm cũng chắc tay, đầu quả còn xanh và khô. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn quả có cấu trúc đồng đều và ít đốm, vết thâm hay nấm mốc vì chúng có thể đang có dấu hiệu bị hư hỏng. ​

Ngừng ăn thăng long khi bị dị ứng: Không có tác dụng phụ lớn nào khi ăn thanh long trong lúc mang thai. Trong trường hợp bạn gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào như ngứa, hắt hơi, phát ban hoặc cảm giác nóng rát trong miệng thì tốt nhất nên ngừng ăn.

Các món ngon từ thăng long cho bà bầu

Một số món ngon từ thăng long cho bà bầu có thể là sinh tố thăng long, thăng long dầm sữa chua, hoặc rau câu thăng long.

  • Sinh tố thanh long: Sinh tố thanh long là một món uống giải khát mát lành, bổ dưỡng. Bà bầu có thể pha sinh tố thanh long với sữa tươi, sữa chua hoặc nước lọc.

  • Thanh long dầm sữa chua: Bà bầu có thể cắt thanh long thành miếng nhỏ, trộn với sữa chua và đá bào rồi thưởng thức.
  • Rau câu thanh long: Bạn có thể ép thanh long ra thành nước ép rồi trộn với rau câu để có món rau câu thanh long vừa độc lạ vừa bổ dưỡng.

Bà bầu ăn thanh long được không? Tóm lại, bầu ăn thanh long rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên chọn thanh long còn tươi, không có dấu hiệu bị giập để sử dụng nhằm đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, chỉ ăn thanh long vừa phải, nên đa dạng thực phẩm trong thời kỳ mang thai để cung cấp đủ dưỡng chất cho em bé phát triển toàn diện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Dragon Fruit and Pregnancy https://www.livestrong.com/article/555142-dragon-fruit-and-pregnancy/

Is It Safe To Eat Dragon Fruit During Pregnancy? http://www.momjunction.com/articles/dragon-fruit-during-pregnancy_00379937/

Eating Dragon Fruit During Pregnancy – Is It Safe? https://parenting.firstcry.com/articles/eating-dragon-fruit-during-pregnancy-is-it-safe/

All About Dragon Fruit: 3 Health Benefits + How to Eat It

https://health.clevelandclinic.org/get-to-know-the-incredible-edible-dragon-fruit/ Truy cập ngày 30/12/2021

EFFECT OF CONSUMING RED DRAGON FRUIT (HYLOCEREUS COSTARICENSIS) JUICE ON THE LEVELS OF HEMOGLOBIN AND ERYTHROCYTE AMONG PREGNANT WOMEN

https://belitungraya.org/BRP/index.php/bnj/article/view/97 Truy cập ngày 30/12/2021

The Effect of Dragon Fruit Juice and Honey On The Improvement of Pregnant Women’s Hb

https://sjik.org/index.php/sjik/article/view/480 Truy cập ngày 30/12/2021

x