Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 22/09/2022

Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả

TÀI TRỢ BỞI:

Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả
Bụng bầu căng cứng khó chịu là hiện tượng khá phổ biến, nhưng không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ, dẫn tới những lo lắng không đáng có.

Không chỉ lo lắng cho sức khỏe bản thân, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ còn lo lắng thêm cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mọi sự biến đổi của cơ thể, dù nhỏ cũng có thể làm mẹ lo lắng.

Đặc biệt, bụng bầu căng cứng khó chịu hay bà bầu bị cứng bụng dưới là một trong những thay đổi nhiều mẹ gặp phải nhất. Vì sao vậy? Mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Nguyên nhân bụng bầu căng cứng khó chịu và cách khắc phục

Bụng bầu căng cứng khó chịu, bầu cứng bụng dưới có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Bụng bầu căng cứng khó chịu vì tử cung lớn dần

Mang thai 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ nên hầu hết các mẹ sẽ không cảm nhận được. Tuy nhiên, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần và tử cung cũng phải lớn lên để thích nghi với thai nhi.

Sự phát triển mỗi ngày một lớn của thai nhi trong tử cung sẽ làm tăng tạo áp lực lên bàng quang, trực tràng và thành bụng, hiện tượng bầu cứng bụng dưới lúc này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn.

Bụng bầu căng cứng khó chịu thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3
Bụng bầu căng cứng khó chịu thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3

2. Bụng bầu căng cứng khó chịu do khung xương thai nhi phát triển

Thai nhi nằm gọn trong tử cung ngày một lớn dần cũng chính là nguyên nhân làm bụng bầu căng cứng khó chịu. Lúc này, khung xương của thai nhi đang bắt đầu phát triển và tăng dần về kích thước.

Vì vậy, mỗi lần bé cử động hay quẫy đạp, mẹ bầu sẽ thường cảm nhận những cơn gò nhẹ rất rõ. Đừng quá lo mẹ nhé! Những cơn gò cứng bụng lúc này là dấu hiệu cho thấy con yêu đã cứng cáp hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

3. Cân nặng của mẹ cũng góp phần khiến bà bầu bụng căng cứng

Không chỉ có nguyên nhân từ thai nhi, việc bà bầu bị căng tức bụng dưới cũng có thể do mức cân nặng của bà bầu. Mẹ bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng bị căng cứng sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng mập hơn.

Một số mẹ bầu sẽ chỉ thực sự cảm thấy những cơn gò bụng từ 3 tháng cuối nếu tăng cân nhiều hơn vào khoảng thời gian này.

bà bầu bị căng cứng bụng do tăng cân

4. Bầu cứng bụng dưới do táo bón

Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi.

Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý hay chính sự chèn ép của tử cung lên trực tràng sẽ gây ra nguy cơ mắc một số rối loạn đi cầu như táo bón. Đó chính là lý do vì sao bà bầu bị căng tức bụng sau khi ăn.

Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bụng bầu căng cứng khó chịu đấy nhé!

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

5. Tâm trạng thay đổi khiến bụng bầu căng cứng khó chịu

Giai đoạn mang thai, không chỉ là quá trình thay đổi của mẹ từ sinh lý cho đến hình dáng bên ngoài, mà đó còn là những thay đổi từ trong tâm lý hàng ngày nữa. Vì thế, việc giữ tâm trạng cân bằng và ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý thai nhi, tránh hiện tượng bụng bầu căng cứng khó chịu diễn ra.

Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng là cả thiên chức của người làm mẹ. Thay vì quá lo, bạn nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định nhất.

Mỗi ngày bạn nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé. Mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe mạnh đó bạn.

Trên đây là những nguyên nhân làm mẹ cảm thấy căng cứng khó chịu nhưng là sinh lý, tuy nhiên, nếu triệu chứng trầm trọng hơn thì có thể đó là dấu hiệu của những bất thường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bà bầu bị căng cứng bụng cần làm gì?

Bên cạnh những cách hạn chế tình trạng bụng căng cứng khi mang thai phù hợp với từng nguyên nhân đã nêu ở phần trên, bạn cũng nên thực hiện thêm các lưu ý dưới đây.

  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe thai kỳ, ví dụ như tập yoga, đi độ…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, trò chuyện vui vẻ nhiều hơn với chồng và người thân.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ
  • Tránh xa các hóa chất gây hại mà ngày thường bạn thường sử dụng như thuốc uốn tóc, nhuộm tóc, sơn móng tay
  • Hạn chế các hoạt động tiếp xúc với hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay.
bụng bầu căng cứng khó chịu
Tâm trạng thoải mái giúp cải thiện tình trang bụng bầu căng cứng khó chịu

Bụng bầu bị căng cứng có sao không?

Bụng bầu bị căng cứng có sao không? Bà bầu bị căng tức bụng dưới không phải là trường hợp nguy hiểm. Song nếu mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng và đau ở vùng bụng dưới, đau lưng dưới, dịch âm đạo bất thường…, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

Thực tế, bụng bầu căng cứng khó chịu là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra do tâm trạng thay đổi, cân nặng hoặc do tình trạng táo bón. Mẹ bầu không cần quá lo nếu gặp phải những cơn gò cứng bụng nhẹ. Chỉ khi triệu chứng bụng căng cứng đi kèm với dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút…, mẹ bầu nên sắp xếp đến bệnh viện để kiểm tra sớm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

x