Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nghiên cứu tiến hành trên 34.000 phụ nữ mang thai bị chứng đau nửa đầu cho thấy, nguy cơ bị tai biến mạch máu não tăng cao gấp 19 lần và nguy cơ bùng phát cơn đau tim tăng 5 lần so với những mẹ không bị đau nửa đầu. Theo các chuyên gia, những mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị đau nửa đầu. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu, thậm chí cả những phụ nữ đang dự định có thai nên đi khám tiền sản cũng như kiểm tra đều đăn các tác nhân nguy cơ bệnh tim mạch khác nhau như cao huyết áp, nồng độ cholesterol cao, tiểu đường…
Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa những cơn đau nửa đầu khi mang thai và chứng tiền sản giật, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Đây không phải nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa chứng đau đầu và tiền sản giật. Theo một nghiên cứu khác của các bác sĩ tại Montefiore và Albert Einstein College of Medicine ở Bronx, Mỹ, 30% bà bầu bị đau đầu phải nhập viện có liên quan đến tiền sản giật. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nếu mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp. Cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia cảnh báo tất cả phụ nữ mang thai không nên xem nhẹ chứng đau đầu của mình, nhất là những mẹ bầu cao huyết áp.
Chứng đau đầu có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng đau đầu. Ngoài ra, bà bầu bị đau đầu cũng có thể do ốm nghén, căng thẳng mệt mỏi, viêm xoang hoặc do chế độ dinh dưỡng không phù hợp làm ảnh hưởng hệ thần kinh.
Không phải tất cả các trường hợp đau đầu khi mang thai đều dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận nếu chứng đau đầu xuất hiện bất ngờ cũng như kéo dài liên tục trong thời gian dài. Đặc biệt, nếu bà bầu bị đau đầu kèm theo những triệu chứng bất thường như buồn nôn, ói mửa, thay đổi khả năng thị giác, chân sưng phù …, cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Với những trường hợp đau đầu đơn thuần, mẹ bầu sẽ mệt mỏi, căng thẳng thậm chí chán ăn. Lâu dần cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
Tuy có thể làm dịu cơn đau đầu hiệu quả, nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau khi mang thai khi vào cơ thể sẽ làm thay đổi kích thước cuống rốn, ảnh hưởng đến lượng máu truyền qua nhau thai. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngay cả khi được chỉ định dùng thuốc, bầu cũng nên lưu ý liều lượng. Không dùng thuốc quá liều cũng như không sử dụng thường xuyên. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ tương tác giữa thuốc giảm đau và các loại thuốc điều trị khác.
Thay vì dùng thuốc, mẹ bầu có thể thử những cách sau để điều trị chứng đau đầu:
– Yoga, thiền, châm cứu là những liệu pháp thư giãn sẽ giúp mẹ cải thiện phần nào chứng đau đầu.
– Đau đầu do viêm xoang, mẹ bầu có thể sử dụng khăn chườm ấm đặt quanh mắt mũi. Với những trường hợp đau nửa đầu do căng thẳng, stress… mẹ bầu nên dùng khăn lạnh đắp lên trán.
– Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm có thêm tinh dầu. Lưu ý, không nên tắm quá lâu, tối đa 15 phút thôi mẹ bầu nhé!
– Massage nhẹ nhàng vùng cổ và lưng cũng có tác dụng giảm chứng đau đầu hiệu quả. Nếu không có thời gian đi spa, bầu có thể nhờ sự hỗ trợ từ anh xã.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.