Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm tồn đọng thức ăn gây khó tiêu. Ngoài ra, thói quen ăn uống của bà bầu cũng ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều loại thực phẩm chứa một số chất mà a-xít ở dạy dày khó chuyển hóa cũng gây khó tiêu.
Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ gây đầy hơi chướng bụng, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên hạn chế, mẹ nhé!
Fructose là “thực phẩm” yêu thích của các loại vi khuẩn đường ruột. Trong quá trình phân hủy fructose sẽ tạo thành khí trong dạ dày. Vì vậy, nếu bị đầy hơi chướng bụng, bầu nên hạn chế tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này. Nho, anh đào, lê, táo, mận, dưa hấu… là những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh… Đây cũng là những thực phẩm thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao.
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên, đậu không phải lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang bị đầy hơi. Nguyên nhân là trong đậu chứa 2 loại đường phức: stachyose và raffinose phức cũng có thể tạo thành khí trong dạ dày khi các vi khuẩn đường ruột “ăn” chúng.
Mách nhỏ cho mẹ: Ngâm đậu trong nước một thời gian và rửa sạch trước khi nấu sẽ giúp giảm bớt lượng đường, hạn chế quá trình tạo khí trong dạ dày.
Thay vì sữa và những thực phẩm từ sữa, bà bầu không dung nạp lactose có thể chủ động bổ sung can-xi từ những nguồn thực phẩm khác như: các loại rau lá xanh, các loại hải sản, súp lơ, đậu nành… Bạn cũng có thể xin ý kiến bác sĩ nếu cần uống bổ sung can-xi.
Các sợi thực vật chứa carbohydrate cao, thành phần chính thường có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt trên đường đến đại tràng sẽ kết hợp với các vi khuẩn tạo quá trình lên men, giải phóng khí. Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng nên tránh các loại thực phẩm như bánh quy, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt nếu không muốn tình trạng thêm tồi tệ.
Chưa kể đến những tác động không tốt đối với sức khỏe mẹ bầu, khi bạn tiêu thụ các loại nước ngọt có ga, bạn cũng “vô tình” nạp thêm một lượng khí từ bên ngoài vào. Hệ quả thường thấy nhất là chứng đầy hơi chướng bụng. Tệ hơn, mẹ bầu còn có thể bị ợ nóng. Thay thế nước ngọt có ga bằng nước, nước trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn.
Bánh quy là sản phẩm tạo khí đường ruột, còn khi bạn ngậm kẹo vô tình bạn đã nuốt một lượng khí từ bên ngoài vào dạ dày của mình. Bên cạnh đó, các sorbitol- một chất thay thế đường thường được dùng làm chất tạo ngọt trong kẹo cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khí đường ruột. Trong một số trường hợp nặng, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy kéo dài.
Thực phẩm đóng gói, các loại thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, ngũ cốc hay bánh mì đều chứa nhiều lactose và fructose. Kết hợp 2 loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn, tình trạng đầy hơi chướng bụng khi mang thai sẽ càng thêm nghiêm trọng.
Bà bầu cần lưu ý – Nuốt quá nhiều không khí trong lúc ăn cũng có thể là nguyên nhân làm mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên ăn chậm, nhai kỹ. – Chia nhỏ 3 bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ/ ngày. Tránh ăn dồn 1 bữa lớn. – Thay đổi một số thói quen không tốt như mặc quần áo quá chật, ăn trước khi ngủ, vừa ăn vừa uống nước… – Thay vì nằm thấp, bà bầu nên gối cao đầu. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng, thuận lợi hơn. – Sau khi ăn 1 tiếng, bà bầu nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuyệt đối không nằm ngay sau khi vừa mới ăn xong. |
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.