Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề chung của rất nhiều phụ nữ mang thai. Trong khi nhiều mẹ phàn nàn về tình trạng táo bón, một số mẹ khác lại đang gặp phiền toái vì tiêu chảy. Lo lắng vì sức khỏe một, bầu sợ ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi gấp đôi. Bà bầu bị tiêu chảy có phải vấn đề nghiêm trọng? Khi nào đau bụng tiêu chảy trở thành “báo động đỏ”? Tham khảo ngay thông tin sau đây để biết cách bảo vệ bản thân và bé cưng tốt nhất nhé!
Sự thay đổi nội tiết tố cũng là “thủ phạm” gây nên nhiều triệu chứng mang thai khó ưa làm mẹ khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu bị tiêu chảy thường lại không do hormone gây nên mà do những tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn do ngộ độc thực phẩm, ký sinh trùng đường ruột hoặc bà bầu bị cảm cúm cũng có thể dẫn đến đau bụng tiêu chảy.
Tuy nhiên, sự đổi hormone thai kỳ khiến hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm khiến sức khỏe đường ruột yếu nên dễ bị tiêu chảy hơn bình thường. Vì thế, mặc dù cùng ăn ở một quán ăn, nhưng nguy cơ đau bụng tiêu chảy ở bà bầu cao hơn, do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng “tào tháo rượt”.
Chế độ ăn uống khi mang thai có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các dưỡng chất khiến nhu động ruột bị thay đổi đột ngột, dẫn đến tiêu chảy.
Nhiều bà bầu bổ sung vitamin trước khi sinh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
Bà bầu cũng có thể bị tiêu chảy do các vấn đề về sức khỏe như:
Hầu hết những trường hợp “Tào Tháo rượt” nhẹ đều có thể tự khỏi sau vài ngày và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong một vài trường hợp tiêu chảy kéo dài, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, rota virus thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Hơn nữa, những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai.
Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối bạn không tự ý mua thuốc, bởi nhiều loại thuốc trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, khi gặp những trường hợp sau, bà bầu nên đến bệnh viện ngay:
Bị tiêu chảy bà bầu nên ăn gì hoặc không nên ăn gì? Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
♦ Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và không gây kích thích dạ dày.
Một số món ăn dễ tiêu hóa mà bạn nên duy trì trong thời gian này bao gồm:
♦ Thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị tiêu chảy
Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên ăn các thực phẩm nhạt để giúp phục hồi chất điện giải bị mất do bị tiêu chảy. Bạn có thể ăn:
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu có thể ăn các loại quả chát không gây ảnh hưởng đến thai kỳ như:
♦ Đồ uống tốt cho bà bầu khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, một số đồ ăn, thức uống sau đây có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm mà bà bầu nên tránh.
♦ Các món bà bầu không nên ăn khi bị tiêu chảy
♦ Đồ uống bà bầu không nên dùng khi bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy cần lưu ý một số điều sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Khi bị tiêu chảy trong thai kỳ, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh kỹ hơn để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi vì khi đi phân lỏng, vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển lên đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.
Vì thế, bạn cần chú ý lau từ trước ra sau và thay giấy trước khi lau lại lần nữa.
Mặc dù tiêu chảy rất phổ biến trong thai kỳ và không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, song nếu có các triệu chứng sau, bà bầu cần đến bệnh viện để được điều trị sớm vì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mất nước.
Vấn đề về bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì hoặc không nên ăn gì mà Marry Baby vừa giải đáp có thể chưa phải là tất cả. Vì vậy, các mẹ có thêm bí quyết gì hay để chữa tiêu chảy khi mang thai thì hãy chia sẻ thêm dưới bài viết này nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.