Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi mang thai, huyết áp thường xuyên thay đổi khiến mẹ bầu thấy chóng mặt. Hormone progesterone khiến các tĩnh mạch giãn ra, làm cho huyết áp tụt xuống. Tình hình càng tệ nếu mẹ đứng lên, ngồi xuống quá nhanh, hoặc mẹ bị thiếu máu, thường xuyên nôn mửa, mất nước.Mang thai được vài tháng, máu và dịch chất trong cơ thể tăng lên để “làm tổ” cho em bé. Điều này khiến mẹ bị tăng huyết áp, gây đau đầu do thiếu máu lên não chóng mặt. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết bà bầu chóng mặt nên ăn gì mẹ nhé!
Vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng của em bé có thể khiến các mạch máu ở chân, xương chậu và hạ thân bị chèn ép khi bạn nằm ngửa. Lúc này huyết áp tụt giảm khiến mẹ bị chóng mặt.
Mang thai khiến thân nhiệt tăng thêm khoảng 1°C, khiến mẹ cảm thấy nóng bức và dẫn tới chóng mặt. Mẹ bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ cũng thỉnh thoảng bị chóng mặt.
Đôi khi chóng mặt là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng hơn, như mang thai ngoài tử cung hay chảy máu nhau thai.
Để chấm dứt hiện tượng chóng mặt, mẹ bầu cần phải duy trì đường huyết ổn định bằng cách ăn uống thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa lớn thì bà bầu hãy ăn 6 bữa nhỏ, tránh để bụng rỗng. Bởi vì nếu mẹ bị ốm nghén, thì chiếc bụng rỗng càng khiến mẹ buồn nôn, ăn vào để lấp bụng thì lại nôn ra, khiến mẹ bị tụt đường huyết và thấy choáng váng.
Giữa bữa chính, mẹ nên ăn thêm bánh quy, hạnh nhân hoặc chuối. Nên tránh các thực phẩm nhiều đường, vì chúng khiến bạn nhanh tăng đường huyết, nhưng sau đó lại tụt xuống nhanh khiến mẹ rơi vào choáng váng.
Bên cạnh việc uống nhiều nước, mẹ bầu cũng nên hạn chế các thức uống chứa caffeine như trà, nước ngọt, cà phê vì chúng khiến bạn đi tiểu nhiều, dẫn đến mất nước.
Các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu lăng, rau lá xanh… sẽ giúp bạn không bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu mang thai đôi hoặc mang thai 2 lần trong cùng 1 năm thì hàm lượng sắt trong cơ thể mẹ sẽ sụt giảm nghiêm trọng, cần được bổ sung gấp.
Bác sĩ có thể kê cho bạn viên uống bổ sung sắt. Nếu uống sắt khiến bạn bị táo bón thì hãy trình bày với bác sĩ. Bạn sẽ được kê loại thuốc sắt khác phù hợp với cơ thể hơn.
Gạo lứt, đậu lăng, rau lá xanh, hoa quả, các loại hạt và những loại thực phẩm tươi nhiều màu sắc sẽ giúp cung cấp cho mẹ và bé nhiều dưỡng chất. Chất xơ giúp bạn no lâu, không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, giúp huyết áp cân bằng, tránh thiếu máu.
Ăn tỏi giúp kích thích tuần hoàn máu. Các loại cá dầu như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá thu cũng giúp bổ sung sắt, vitamin D và omega-3 giúp cân bằng huyết áp cho mẹ, đồng thời kích thích trí não trẻ phát triển.
Hạn chế các loại đồ hộp, đồ đóng gói nhiều muối, nhiều đường, rượu bia…
Trong trường hợp mẹ bầu bị tụt huyết áp khẩn cấp thì nên bổ sung ngay 15g carb, các loại carb đơn giản sẽ chứa nhiều đường hơn. Cụ thể bạn nên:
Những thực phẩm này bà bầu có thể mang theo bên mình, để bổ sung kịp thời khi đi tàu xe, hội họp… Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp chữa cháy, bà bầu không nên ăn thường xuyên kẹo, đường hay nước ngọt.
Đôi khi mẹ trằn trọc giữa đêm vì bụng đói, thường là 4 tiếng sau khi ăn. Tụt huyết áp vào lúc này sẽ rất nguy hiểm. Để tránh bị choáng váng, trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên để sẵn một loại snack ngay bên giường để lúc tỉnh giấc, mẹ có thể ăn luôn.
Khi bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu choáng váng, bạn nên ăn hoặc uống bổ sung 15g carb. Chờ 15 phút sau và kiểm tra lại lượng glucose trong máu. Nếu đường huyết vẫn dưới 60mg/dL hoặc mẹ vẫn còn cảm thấy váng vất, thì nên ăn thêm 15g carb. Nếu hơn 45 phút sau mới tới bữa ăn chính, thì bạn nên lót dạ bằng một miếng bánh mì để bổ sung protein.
Mỗi loại snack dưới đây đều chứa 15g carb, là cứu cánh an toàn cho mẹ bầu, bao gồm:
Bà bầu nên tránh ăn nhồi nhét, ăn gấp gáp sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, lợi bất cập hại.
Chóng mặt là hiện tượng thường gặp khi thai nghén nhưng nếu mẹ bị chóng mặt trong suốt 2 tháng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chấm dứt tình trạng này. Bà bầu bị tụt huyết áp thì đứa trẻ sinh ra cũng có thể bị tụt huyết áp. Đi kèm với chóng mặt mà mẹ còn thấy khó thở, sốt, thậm chí co giật, co thắt tử cung, chảy dịch hoặc chảy máu âm đạo thì nên đi khám gấp nhé, đặc biệt là các mẹ bị tiểu đường.
Chế độ ăn uống là chìa khóa then chốt để kiểm soát đường huyết. Vì thế mẹ phải ăn uống cân bằng để nạp carb có lợi cho cơ thể nhằm cung cấp năng lượng hoạt động. Ăn uống đúng cách còn giúp cơ thể bổ sung lượng glucose hợp lý mà không khiến đường huyết tăng cao. Mẹ có thể phải đếm lượng carb nạp vào mỗi ngày và lên kế hoạch cho bữa ăn, đảm bảo có đủ tinh bột, trái cây, rau, protein, sữa và chất béo. Hy vọng thông tin trên đã giải đáp cho thắc mắc bà bầu chóng mặt nên ăn gì. Chúc bạn dưỡng thai khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.