Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2022

Bà bầu ăn măng được không? 10 người ăn, 9 người có thể chưa biết

Bà bầu ăn măng được không? 10 người ăn, 9 người có thể chưa biết
Măng là thực phẩm xuất hiện khá nhiều trong bữa ăn của các quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Được xếp vào danh mục các loại rau củ bổ dưỡng, măng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Với người thường là vậy, còn trường hợp bầu ăn măng được không, bà bầu có nên ăn măng hay không?

Bầu ăn măng được không? Bà bầu có nên ăn măng là vấn đề mà nhiều chị em mang thai quan tâm vì nhiều người lo ngại rằng việc ăn măng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem ăn măng khi mang thai có sao không nhé.

bà bầu có nên ăn măng
Bầu ăn măng được không?

Theo nghiên cứu, măng có giá trị dinh dưỡng cao, trong số đó có nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, thắc mắc bà bầu có nên ăn măng hay không cũng rất có lý vì đã có nhiều trường hợp thai phụ ăn măng bị tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu ăn măng được không?

Bà bầu ăn măng được không? Trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu chưa thích nghi được với thay đổi của hormone nên hay bị mệt mỏi, buồn nôn, các triệu chứng này được dân gian gọi là ốm nghén.

Măng chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi, no lâu nên không phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thay vì ăn măng, mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian này.

Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng măng cũng chứa một lượng lớn cyanide. Dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộc độc cao.

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp… Chính vì vậy, nếu thắc mắc bà bầu có nên ăn măng thì câu trả lời là thai phụ nên hạn chế ăn măng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ nhé.

Giá trị dinh dưỡng của măng

Tuy có thể gây ngộ độc nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Theo nhiều nghiên cứu, măng có các dưỡng chất như sau:

bà bầu có nên ăn măng 600x450
Bà bầu có được ăn măng không? Măng giàu dinh dưỡng nhưng chứa chất gây hại cho máu

1. Chất xơ

So với các loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2,56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ của các loại rau mầm là 1,27%, dưa leo là 0,61% và trong bắp cải là 1,58%.

Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.

2. Chất chống oxy hóa

Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

3. Ít chất béo và đường

Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn trứng vịt lộn và những lợi ích bất ngờ!

4. Các loại chất dinh dưỡng khác

Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao.

Cứ 100g măng chứa khoảng 533mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400mg kali có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Tác hại của măng đối với phụ nữ mang thai

1. Có bầu ăn măng được không? Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Măng chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa rồi sinh ra axit xyandydric dễ gây ngộ độc.

Một số các triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng như: Đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp nếu bị nặng có thể gây tử vong.

Nếu mẹ bầu thắc mắc bà bầu kiêng ăn gì thì măng chính là câu trả lời đầu tiên chị em cần lưu ý!

có bầu ăn măng được không
Có bầu ăn măng được không? Bà bầu không nên ăn măng

2. Gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu

Trong măng tươi có 2,56% chất xơ, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén.

3. Bà bầu có được ăn măng không? Nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên khi ăn măng, bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt vì loại rau này chứa độc tố cyanide gây hại cho chuỗi hô hấp, từ đó làm vô hiệu hóa enzyme sắt. Cụ thể là cyanide gây ra tình trạng thiếu oxy, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn măng

  • Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ bầu nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.
  • Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.
  • Không nên ăn măng thường xuyên và mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 200-300g.
  • Không nên ăn măng ngâm vì loại này thường dùng chất bảo quản.
bà bầu có nên ăn măng
Bầu có được ăn măng không? Mẹ bầu không nên ăn măng ngâm

Nhìn chung, chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng việc mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Tuy nhiên, vì trong măng có chất gây hại máu, mà máu là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho thai nhi nên với câu hỏi bà bầu có nên ăn măng không, bà bầu có nên ăn măng ngâm, bà bầu có nên ăn măng tươi không, bà bầu ăn măng được không… thì MarryBaby khuyên rằng các chị em không nên ăn món này trong thai kỳ nhé.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày: 06/07/2021

2. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày: 06/07/2021

3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 06/07/2021

4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 06/07/2021

5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 06/07/2021

x