Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy bà bầu có nên ăn thịt chó không? Thực hư vấn đề này ra sao sẽ được MarryBaby cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Theo Y học cổ truyền, thịt chó có tính ấm; vị mặn; không độc; có tác dụng ích khí trừ hàn; bồi bổ xương cốt và khí huyết. Trong Y học hiện đại, thịt chó có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Có thể kể đến các chất dinh dưỡng có trong thịt chó như: protein; canxi; sắt; kali; vitamin A…
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chúng ta không nên ăn thịt chó nhiều. Vì hàm lượng đạm cao sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Còn bà bầu 3 tháng đầu có ăn được thịt chó không? Hay bà bầu ăn thịt chó được không? Với trường hợp mẹ bầu lại càng hạn chế ăn thịt chó để đảm bảo cho sức khỏe trong quá trình mang thai.
Thực tế, việc đánh bắt và trộm chó hiện nay rất nhiều. Đôi khi, những tên trộm chó có thể bắt chó bị bệnh để bán cho các lò mổ chó. Vì thế, điều này tìm ẩn nhiều tác hại đến từ thịt chó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
>> Mẹ bầu có thể quan: Bầu ăn thịt thỏ được không? Mẹ đừng bỏ lỡ món ngon giàu dinh dưỡng này nhé
Rất nhiều thịt chó bán ở các tiệm thịt cầy là chó mắc bệnh dại. Trong quá trình giết mổ, người làm thịt chó có thể bị nhiễm bệnh dại. Sau đó, lây truyền căn bệnh này cho những con chó khác cũng như lây sang người.
Virus bệnh dại tồn tại trong các mô thần kinh và nước bọt của cá thể nhiễm bệnh. Virus này dễ dàng lây lan qua vết thương hở khi bị chó cắn hoặc khi làm thịt chó. Hiện nay ở nước ta mỗi năm vẫn có cả trăm người tử vong vì bệnh dại.
Trong bả chó chứa toàn chất độc; nhẹ thì làm tê liệt thần kinh; nặng thì làm con vật chết ngay lập tức. Một số chất độc phải kể đến như hạt mã tiền; hạt ba đậu; xyanua; thạch tín… thường bán đầy ngoài chợ.
Xyanua là chất cực độc, phát huy công dụng cực nhanh. Chỉ một lượng nhỏ từ 50mg cũng có thể khiến nạn nhân suy hô hấp; co giật dẫn đến tử vong. Người may mắn sống sót cũng bị tổn thương tim; não và thần kinh suốt đời.
Ở nước ta có không ít trại chó, những con vật sống trong điều kiện nuôi nhốt căng thẳng. Chúng được cho ăn thực phẩm kém chất lượng. Điều này khiến chó dễ bị nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong cao.
Để ngăn ngừa chó chết, các chủ trại có thể tiêm cho chúng thuốc kháng sinh và vaccine quá liều lượng. Điều này có thể tạo ra những con siêu vi khuẩn kháng kháng sinh. Do đó, nếu nói thịt chó không chứa kháng sinh là sai. Thậm chí thịt chó còn chứa cả siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.
>> Mẹ bầu có thể quan tâm: ‘Bỏ túi’ những loại rau tốt cho bà bầu
Bà bầu có nên ăn thịt chó không? Bản thân mỗi con chó đều chứa rất nhiều mầm bệnh; bao gồm xoắn khuẩn Leptospira; vi khuẩn Salmonella; E.coli; giun xoắn; giun đũa; Rickettsia gây sốt phát ban; virus gây viêm gan… Ăn thịt chó có thể bị ngộ độc đường tiêu hóa; nhiễm liên cầu lợn; bị dịch tả, viêm màng não hoặc sốc nhiễm trùng. Bên cạnh đó, thịt chó còn chứa nhiều sán chó, trùng bào tử; giun móc chó… những loại này thường sẽ rất khó điều trị.
Mẹ bầu thân nhiệt vốn đã cao, ăn thịt chó có thể gây khó tiêu; nóng trong; nổi mụn nhọt; ngứa ngáy; rối loạn tiêu hóa; táo bón.
Ngoài ra, thịt chó thừa chất đạm sẽ gây ra bệnh gout; béo phì hoặc khiến cơ thể mất cân bằng nước và chất điện giải. Tất cả những bệnh lý này đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi.
Thịt lợn và bò đều giàu sắt, choline và các vitamin nhóm B mà bà bầu cần với số lượng lớn. Sắt là khoáng chất thiết yếu để mẹ không bị thiếu máu. Vì thế, bà bầu cần nhiều sắt hơn do lượng máu khi mang thai tăng cao. Điều này đặc biệt quan trọng ở 3 tháng cuối thai kỳ. Để hấp thụ sắt tốt hơn, mẹ nên ăn kèm thịt với thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cà chua, xoài…
Thịt gà rất giàu niacin, omega-3 và omega-6 kích thích trí não thai nhi phát triển. Trong thịt gà còn chứa 9 loại axit amino giúp cơ bắp của mẹ và thai khỏe mạnh. Thịt gà rất ít chất béo, ngăn ngừa bà bầu bị tăng cân quá mức. Gan gà chứa folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Bà bầu ăn thịt vịt tốt vì giàu kẽm, đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của enzyme, kích thích quá trình trao đổi chất của tế bào. Kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Hàm lượng lớn selen trong thịt vịt giúp ngăn ngừa tình trạng suy tuyến giáp ở mẹ bầu. Vitamin B12 ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Thịt dê là loại thịt đỏ được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thịt dê giàu CLA, một loại axit béo giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Các chất béo không bão hòa trong thịt dê cũng giúp cân bằng cholesterol trong máu, giúp ổn định nhịp tim. Bà bầu ăn thịt dê giúp tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, ngăn ngừa thiếu máu và giảm rủi ro dị tật cho thai nhi.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ vấn đề bà bầu có nên ăn thịt chó không hay bà bầu có ăn thịt chó được không. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn thịt chó. Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe trong quá trình mang thai nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Meat and poultry
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/Meat-and-poultry
Truy cập ngày 18/01/2022
2. Pregnancy and diet
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/pregnancy-and-diet
Truy cập ngày 18/01/2022
3. Healthy diet during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/healthy-diet-during-pregnancy
Truy cập ngày 18/01/2022
4. Food Safety for Pregnant Women
https://www.fda.gov/downloads/Food/FoodborneIllnessContaminants/UCM312787.pdf
Truy cập ngày 18/01/2022
5. Foods to avoid in pregnancy
Truy cập ngày 18/01/2022