Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 11/03/2024

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai đa phần là biểu hiện thường gặp và vô hại. Nhưng nếu cơn đau kéo dài, kèm theo dấu hiệu bất thường thì có thể bị thai ngoài tử cung, tiền sản giật, thậm chí sảy thai.

Vậy nguyên nhân khiến đau bụng dưới bên trái khi mang thai là gì, các biến chứng nguy hiểm, cách khắc phục ra sao? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Vì sao đau bụng dưới bên trái khi mang thai?

Chúng ta đều biết rằng mang thai sẽ khiến cơ thể của người mẹ có rất nhiều sự thay đổi lớn, cũng như gặp phải các vấn đề về sức khỏe của thai phụ. Những cơn đau bụng là một phần trong đó. Cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái:

  • Cơn gò sinh lý: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba có thể xuất phát từ những cơn gò sinh lý.
  • Viêm tuyến tuỵ: Tuyến tụy nằm ở sau dạ dày và khi bị viêm sẽ dẫn đến bà bầu bị đau nhói bụng bên trái hoặc giữa. Khi mẹ nạp thức ăn chứa nhiều chất béo vào cơ thể thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến tụy là rất cao.
  • Đau bụng do cơn gò sinh lý: Đau bụng do cơn gò sinh lý còn được gọi là “chuyển dạ giả” và thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Khi mẹ ấn nhẹ vào bụng, khi hoạt động hoặc khi cơ thể mất nước sẽ thấy các cơn đau xuất hiện.
  • Tử cung nghiêng bên phải: Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng. Đôi khi những cơn đau kéo dài vào đến háng. Khi tập thể dục, đứng quá nhanh thậm chí ho cũng có thể gây ra những cơn đau.
  • Rối loạn tiêu hoá: Nguyên nhân khác khiến bà bầu đau bụng dưới bên trái là do sự thay đổi hormone khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn làm bà bầu bị táo bón. Theo nghiên cứu của tạp chí Canadian Family Physician thì có đến 40% phụ nữ mang thai bị vài lần táo bón trong thai kỳ.
  • Căng dây chằng: Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải những cơn đau bụng đột ngột mỗi khi đứng lên, ngồi xuống. Nguyên nhân là do căng dây chằng và sự kéo dài của tử cung. Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bị kéo giãn để nâng đỡ thai nhi sẽ gây cảm giác nặng bụng dưới khi mang thai. Kèm theo đó là những cơn đau ngắn ở cả hai bên bụng.
bà bầu đau bụng dưới bên trái 2
Thai nhi phát triển khiến dây chằng bị căng gây ra hiện tượng bà bầu bị đau nhói bụng bên trái

Đau bụng dưới bên trái và những biến chứng nguy hiểm

Như đã nói ở trên, đau bụng dưới bên trái khi mang thai trong thai kỳ tuy là hiện tượng thường gặp nhưng không hề được chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.

  • Nguy cơ tiền sản giật: Đây là biến chứng do dư lượng protein trong nước tiểu và vấn để về huyết áp gây ra. Tiền sản giật gây nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, thậm chí gây tử vong.
  • Đau bụng bên trái khi mang thai do thai ngoài tử cung: Theo các bác sĩ sản khoa, bà bầu bị đau nhói bụng bên trái, đau dữ dội và quặn thắt, kèm theo chảy máu âm đạo bất thường thì có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Khi đường tiểu bị nhiễm trùng, viêm quá nặng sẽ gây cảm giác nóng buốt, rát ở bụng dưới, nhói ở xương chậu. Kèm theo đó là nước tiểu có màu vàng, ngứa rát vùng kín khi đi tiểu…
  • Bong nhau thai: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai ở trong thai kỳ vào tam cá nguyệt thứ ba có thể xuất phát từ việc bong nhau thai. Việc nhau thai tách tử cung quá sớm sẽ gây nên những cơ co thắt, chảy máu âm đạo và khiến thai nhi bị đau.
  • Bầu đau bụng bên trái khi mang thai vì bị dọa sảy thai: Nếu gặp phải những cơn đau dai dẳng ở bụng dưới, chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu sảy thai. Bởi vậy, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt khi bị chảy máu âm đạo, kèm cơn đau bụng dai dẳng.
  • U nang buồng trứng: Khi mang thai, một phần của nang buồng trứng sẽ trở thành luteum thể vàng có nhiệm vụ sản xuất hormone cần thiết nuôi thai. Sau tam cá nguyệt thứ nhất, chúng sẽ co lại. Nhưng đôi khi thể vàng luteum kéo dài hơn bình thường, chứa chất lỏng tạo nên các u nang gây nhói, đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Một vài trường hợp buồng trứng bị xoắn hoặc nang vỡ ra sẽ gây biến chứng, đau đớn dữ dội.
bà bầu bị đau bụng dưới bên trái
Cần cẩn trọng khi có bầu đau bụng dưới bên trái

Làm gì khi có bầu đau bụng dưới trong thai kỳ?

Với bất kỳ các biểu hiện bất thường nào trong thai kỳ kèm với hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi mang thai thì thai phụ nên đi khám bác sĩ ngay. Và để giảm bớt các cơn đau, bà bầu cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, lưu ý những vấn đề sau:

  • Bổ sung chất xơ từ trái cây, rau củ, uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
  • Tắm nước ấm hoặc uống nước để giảm bớt các cơn gò sinh lý trong giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn cay, nóng để giảm bớt sự kích thích cho đường tiêu hóa.
  • Thay đổi vị trí, thực hiện các bài tập nghiêng, tránh cúi người thấp khi đứng hoặc ngồi để dây chằng không bị kéo quá căng.
  • Đặc biệt, khi đau bụng dưới bên trái khi mang thai kèm theo chảy máu âm dạo, chóng mặt buồn nôn, tăng huyết áp… thì phải đến các cơ sở y tế ngay.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong vấn đề đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nếu nhận thấy các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, buồn nôn, tăng huyết áp,… thì bạn cần đi đến bệnh viện ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Complications
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html
Truy cập ngày 8/2/2022

2. Common health problems in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/
Truy cập ngày 8/2/2022

3. Health Problems in Pregnancy
https://medlineplus.gov/healthproblemsinpregnancy.html
Truy cập ngày 8/2/2022

4. 21 Common Pregnancy Problems and Their Solutions
https://parenting.firstcry.com/articles/21-common-pregnancy-problems-and-their-solutions/
Truy cập ngày 8/2/2022

5. Staying Healthy During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/preg-health.html
Truy cập ngày 8/2/2022

x