Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu đau bụng là tình trạng rất phổ biến. Tại sao chị em lại dễ bị đau bụng khi mang thai hơn bình thường? Làm thế nào để phòng và chữa đau bụng cho bà bầu? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Do những đặc thù của quá trình mang thai nên khi bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với người bình thường. Trong lúc mang thai vì tử cung xung huyết nên tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nặng hơn, chúng kích thích tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần các cơ quan khác như đại trạng, tiểu tràng đều bị đẩy lên cao nên không bao phủ được tổ chức ruột thừa viêm khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm và nhiễm trùng ruột thừa dẫn đến bị đau ruột thừa là lý do phổ biến khiến phụ nữ phải phẫu thuật trong thai kỳ. Ước tính cứ 1.500 bà bầu sẽ có một người phải phẫu thuật cắt ruột thừa.
Nhiều người không biết đau ruột thừa bên nào, đau ruột thừa bên trái hay bên phải nên thường bị nhầm lẫn với các chứng đau bụng khác. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu đau ruột thừa sau để chẩn đoán.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên do thai nhi và tử cung còn nhỏ, cơ thể mẹ bầu cũng đang có những thay đổi để thích nghi với thời gian thai nghén nên các triệu chứng viêm ruột thừa thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng khi mang thai.
Trong khoảng thời gian này, do thai nhi phát triển ngày càng tăng nên tử cung sẽ đẩy ruột thừa lên và ép ra ngoài thành bụng. Vì thế các triệu chứng thường trở nên phức tạp hơn, bệnh càng khó chẩn đoán gây chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị.
♦ Đối với sức khỏe mẹ
Chứng viêm ruột thừa rất dễ lan tỏa và diễn ra nhanh chóng vì khi mang thai sự cung ứng máu cho khoang chậu nhiều hơn. Đồng thời, tử cung to cũng làm cho võng mạc mở rộng làm giảm khả năng hạn chế chứng viêm của cơ thể. Kết quả dễ khiến cho ruột thừa bị hoại tử hay bị thủng.
♦ Đối với sự phát triển của thai nhi
Khi ruột thừa bị viêm sẽ tác động trực tiếp, kích thích lên tử cung khiến cho tử cung co thắt làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, chất độc do vi khuẩn tạo ra đi vào máu cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
*Tỷ lệ sinh non do phẫu thuật ruột thừa khoảng 10%. Các yếu tố rủi ro khác khoảng 8% trước khi mang thai 24 tuần, 13% trong khoảng từ 24-28 tuần và 35% sau 29-36 tuần.
♦ Ăn các món dễ tiêu hóa
Các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, súp kem rất giàu đạm và canxi nhưng ít sắt và vitamin A, B. Do đó, bạn chỉ nên ăn trong thời gian ngắn sau khi mổ.
♦ Ăn đa dạng thực phẩm
Nếu sau thời gian ăn các thức ăn lỏng, bạn không bị đau, tiêu chảy, nôn mửa thì nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác.
Thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ như trứng, rau củ, trái cây, các loại hạt… rất cần thiết để bạn phục hồi sức khỏe, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ.
♦ Bổ sung thực phẩm giúp mau lành vết thương
Đạm rất quan trọng cho quá trình phục hồi vết thương. Chất này có thể hỗ trợ tổng hợp collagen để tạo mô liên kết mới, giúp vết thương mau lành.
Bạn có thể bổ sung đậu, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, rau củ, trái cây đặc biệt là bơ, dầu ô liu, các loại hạt… vào chế độ ăn hàng ngày.
♦ Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch giàu vitamin A, C như hạnh nhân, rau chân vịt, tiêu. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn để nhanh phục hồi sức khỏe.
Các thực phẩm bạn không nên ăn bao gồm:
Bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa trong thai kỳ rất nguy hiểm. Nhiều bà bầu không phát hiện sớm do không biết các triệu chứng đau ruột thừa bên nào. Marry Baby hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh để có thể chữa trị kịp thời, giúp mẹ và thai nhi không gặp nguy hiểm.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.