Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/09/2020

Dinh dưỡng 2 tháng cuối: Bầu nên lưu ý gì?

Dinh dưỡng 2 tháng cuối: Bầu nên lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng trong 2 tháng cuối cực kỳ quan trọng, bởi đây là thời điểm “nước rút” cho sự phát triển của thai nhi cũng như tạo cho mẹ một nguồn năng lượng dự trữ chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Vậy nên, bà bầu ăn gì trong 2 tháng cuối? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay mẹ ơi

Thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng nhất chính là 2 tháng cuối của thai kỳ. Em bé trong bụng dường như đã phát triển hoàn thiện và chuẩn bị cho cuộc sống mới bên ngoài. Theo đó, sức khỏe và tâm lý mẹ cũng có nhiều thay đổi khác nhau. Kích thước vòng bụng ngày càng lớn dần, cơ thể trở nên nặng nề hơn cùng với nỗi lo sợ đau khi sinh đẻ, mất sức, sự vất vả khi nuôi con… Chính vì vậy, chế độ nghỉ ngơi cùng thực đơn dinh dưỡng khi mang thai lúc này trở thành mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Bà bầu nên ăn gì trong giai đoạn này? Lưu ý đặc biệt gì? Tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 2 tháng cuối nên bổ sung nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển, đồng thời có sức khỏe tốt chuẩn bị cho quá trình vượt cạn
Giai đoạn này bầu nên bổ sung nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển, đồng thời có sức khỏe tốt chuẩn bị cho quá trình vượt cạn

Bà bầu nên ăn gì 2 tháng cuối để tốt cho cả mẹ và bé?

– Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên máu. Do đó, nếu cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết, lượng máu cung cấp cũng sẽ giảm. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà sức khỏe của mẹ cũng bị giảm sút. Mẹ bầu có thể bị mất nhiều máu khi sinh, cơ thể lâu phục hồi do mất sức… Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt, các loại đậu, trái cây, rau xanh, ngũ cốc và trứng.

– Bắt đầu từ tháng thứ 8 và 9, hệ xương, răng của bé vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển mạnh. Cung cấp canxi lúc này không chỉ cần cho sự phát triển của bé mà còn giúp mẹ tránh được tình trạng bị loãng xương do thiếu hụt canxi. Thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, cam, trứng, đậu nành, hạnh nhân là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu trong 2 tháng cuối.

– Tuy đã gần cán đích nhưng bà bầu vẫn có thể phải đối mặt với tình trạng táo bón hay những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Chính vì thế, bà bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt…

– Không chỉ giúp sản xuất collagen, xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của bé, vitamin C còn là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tật, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai 2 tháng cuối không thể bỏ qua trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh và súp lơ…

– Protein giúp não bộ và các bộ phận khác của cơ thể bé hoạt động và phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ thiếu cân ở trẻ. Nguồn protein dồi dào có trong thịt, gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, lúa mì, bắp.

Những lưu ý về vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu 2 tháng cuối thai kỳ

– Bắt đầu từ tháng thứ 8, bà bầu không nên ăn quá mặn hay quá ngọt để tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, hiện tượng phù thủng.

– Ăn nhiều thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ.

– Mẹ bầu nên ăn ít các món chính, thay vào đó ăn nhiều món phụ như rau, hoa quả.

– Ăn đa dạng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

– Hai tháng cuối mẹ nên uống thật nhiều nước để có đầy đủ lượng nước ối cần thiết. Uống nhiều nước làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón cũng như hạn chế nguy cơ mất nước.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x