Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2015

Uống nước cam sai cách, hại nhiều hơn lợi

Uống nước cam sai cách, hại nhiều hơn lợi
Nếu chọn lựa một loại thức uống dinh dưỡng cho bà bầu, hẳn không ít mẹ nghĩ ngay đến nước cam và lượng vitamin C và các chất dinh dưỡng dồi dào mà nó mang lại. Nhưng mẹ có biết rằng uống nước cam không đúng cách có thể phản tác dụng?

Bà bầu uống nước cam không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và axit folic. Tuy nhiên, không phải lúc nào nước cam cũng tốt cho bà bầu. Ngược lại, có những trường hợp uống nước cam khi mang thai có thể gây ra những “tác dụng phụ” cho sức khỏe mẹ bầu.

Uống nước cam khi mang thai có tốt?
Thường xuyên uống nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chỉ khi bầu uống đúng cách thôi nhé!

– Những mẹ bầu có vấn đề về dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy hay viêm loét dạ dày uống nước cam có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, vì trong cam có nhiều chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày.

– Cam có tính nhuận tràng nên nếu bị táo bón khi mang thai, bầu có thể nhờ cam “cứu trợ”. Nhưng ngược lại, những mẹ bầu bị tiêu chảy chỉ nên uống nước cam pha loãng và uống từng chút một mỗi lần.

– Uống nước cam sau khi vừa ăn sáng có thể khiến bầu bị tức bụng khó chịu

– Uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu “ghé thăm” nhà vệ sinh thường xuyên hơn, và mất ngủ là hệ quả dễ thấy nhất, đúng không?

– Uống nước cam đóng hộp chưa được tiệt trùng có thể làm ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, do tác động của các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, các loại nước cam đóng hộp thường chứa một lượng đường khá cao nhưng lại thiếu lượng chất xơ cần thiết khiến mẹ bầu khó kiểm soát cân nặng của mình, thậm chí, có thể gây tiểu đường thai kỳ.

Uống nước cam đúng cách, lợi đôi ba đường!

Với những mẹ bầu không thuộc diện “cấm túc” và uống nước cam đúng cách, bạn có thể dễ dàng tận dụng những lợi ích sau từ loại quả “màu mè” này:

– Tăng sức đề kháng: So với các loại rau củ và trái cây khác, cam “nổi tiếng” với lượng vitamin C đứng hàng đầu, là lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống những loại vi khuẩn gây bệnh.

– Bổ sung canxi cho bà bầu: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lượng canxi và các khoáng chất trong cam sành thậm chí còn vượt trội nhiều hơn so với sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì vậy, muốn xương của bé cưng chắc khỏe, ngoài sữa, mẹ cũng nên chăm chỉ uống nước cam nhé!

– Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh: Chứa một lượng lớn axit folic, uống nước cam thường xuyên, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, có thể dẫn đến dị tật não và tủy sống ở thai nhi.

Lưu ý khi bà bầu uống nước cam

– Nước cam nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói, không nên uống nước cam vào buổi tối.

– Không nên uống quá nhiều nước cam trong một ngày.

– Cam dùng để vắt nên lựa cam tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không nên chọn cam vàng tươi, bị rụng cuống vì cam này có thể bị chín ép. Cam chín tự nhiên thường sẽ chỉ hơi vàng phần đáy, có da bóng, cầm nặng tay.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x