Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/07/2016

Nước chanh: Thức uống ngon, bổ, rẻ cho mẹ bầu

Nước chanh: Thức uống ngon, bổ, rẻ cho mẹ bầu
Có hàm lượng vitamin C không thua gì cam, chanh giúp xây dựng một "tường thành" bảo vệ, giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó, nhờ lượng vitamin C dồi dào trong chanh, cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ sắt và canxi trong thực phẩm hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, những người đặc biệt "nhạy cảm", việc uống nước chanh mỗi ngày liệu có thực sự tốt?

Vừa rẻ, vừa có nhiều giá trị dinh dưỡng, từ lâu chanh đã là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình người Việt. Một trái chanh có thể cung cấp khoảng 17 calories cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm canxi, vitamin B1, B2, B3, B6, folate, phốt pho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic và một lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, có lợi tất có hại. Bên cạnh những lợi ích của mình, chanh cũng mang lại một vài “tác dụng phụ” không mong muốn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu. Tham khảo kỹ thông tin sau đây trước khi quyết định pha cho mình một ly nước chanh, bầu nhé!

Uống nước chanh mỗi ngày
Bên cạnh những lợi ích, uống nước chanh mỗi ngày cũng có thể gây ra những tác hại không mong muốn

1/ Bà bầu uống nước chanh: Lợi đôi ba đường!

Giải độc cơ thể: Bạn có từng nghe qua phương pháp giải độc bằng cách uống nước chanh? Thực tế, trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cơ thể chúng ta đã tích tụ một lượng chất độc. Tuy không nhiều để có thể làm bạn ngộ độc ngay, nhưng việc tích độc lâu ngày sẽ khiến cơ thể yếu dần đi, và hoạt động của các cơ quan sẽ kém hơn trước. Nước chanh có tác dụng giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn và kích thích gan hoạt động tốt hơn, từ đó giúp trừ khử bớt lượng chất độc đang được cơ thể tích trữ.

Ổn định huyết áp: Bà bầu bị huyết áp cao mãn tính hoặc huyết áp thai kỳ đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, thậm chí dẫn đến tiền sản giật. Và một ly chanh ấm mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp bầu duy trì mức huyết áp ổn định hơn. Đặc biệt, trong trường hợp huyết áp đột ngột tăng cao, uống nước chanh pha muối cũng có thể giúp khống chế huyết áp hiệu quả và có tác dụng ngay lập tức.

Giảm ốm nghén: Nếu đang cảm thấy dạ dày khó chịu và một cơn buồn nôn có thể đến ngay sau đó, bầu nên pha ngay cho mình một ly chanh ấm và thêm một chút muối. Cách này có thể làm dịu dạ dày đang bị kích thích, giúp thần kinh tỉnh táo hơn, và nhờ vậy, cơn buồn nôn cũng nhanh chóng “lặn mất tăm”.

Ngăn ngừa táo bón hiệu quả: Không chỉ bổ sung nước, uống nước chanh mỗi ngày còn giúp tăng cường nhu động ruột, loại bỏ những chất thải của cơ thể, từ đó cũng giảm bớt nguy cơ bị táo bón cho các mẹ.

Tăng khả năng miễn dịch: Chanh tươi với hàm lượng vitamin C phong phú có tác dụng củng cố “bức tường” miễn dịch, tăng sức chiến đấu chống lại các loại vi khuẩn và vi-rút. Không chỉ giúp bầu hạn chế những căn bệnh thông thường như sốt, cảm lạnh, cảm cúm, nước chanh còn có tác dụng điều trị khi bầu bị sốt cao hoặc bị viêm họng.

– Tốt cho xương: Nước chanh là một nguồn tuyệt vời của canxi và magiê, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và cải thiện sức khỏe của xương. Đồng thời, lượng kali trong nước chanh cũng giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh và các tế bào não.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu: Bên cạnh chức năng lợi tiểu, nước chanh còn giúp duy trì chức năng thận khỏe mạnh và hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

2/ Bà bầu uống nước chanh không đúng: Tác hại khôn lường!

Tuy mang lại hàng loạt lợi ích đáng kể cho sức khỏe, nhưng uống nước chanh không đúng cách cũng có thể dẫn đến nhiều “tác dụng phụ” không mong muốn như:

– Với những bà bầu thường xuyên bị ợ nóng, hệ tiêu hóa khó chịu, nồng độ axit cao trong nước chanh ngược lại có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

– Hàm lượng axit citric tự nhiên trong nước chanh cũng là “thủ phạm” làm men răng của bầu yếu hơn, dễ dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng.

– Trong khi một ly chanh ấm có thể giúp bầu tăng sức đề kháng và ngăn ngừa những căn bệnh thông thường thì việc thường xuyên uống chanh đá mỗi sáng lại làm tăng nguy cơ cảm lạnh.

Được dán mác an toàn nhưng theo khuyến cáo của hầu hết chuyên gia, những mẹ bầu đang gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc cơ thể đặc biệt mẫn cảm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn uống nước chanh mỗi ngày.

3/ Bầu đã biết cách pha nước chanh đúng cách?

Chắc hẳn bạn nghĩ việc pha nước chanh không có gì khó khăn, và bạn đã từng làm hàng ngàn lần rồi. Tuy nhiên, có chắc là bạn đã và đang pha được một ly nước chanh đúng chuẩn không nhỉ?

Đầu tiên, việc chọn được một trái chanh tươi là vô cùng quan trọng. Chanh tươi sẽ cho chất lượng nước tốt hơn, và cũng không bị ảnh hưởng bởi các loại vi khuẩn. Sau khi mua về, bầu nên rửa sạch chanh, cắt làm đôi và vắt chanh vào ly. Thêm nước và mật ong. Bạn có thể sử dụng đường, nhưng tất nhiên, mật ong vẫn tốt hơn nhiều. Nếu muốn có thêm vị chua, bầu có thể cho thêm phần còn lại của trái chanh vào ly nước. Tuy nhiên, việc uống nước chanh loãng vẫn tốt hơn. Chỉ với một nửa trái chanh, bạn có thể đã đáp ứng được 20% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của cơ thể. Chanh nên được pha loãng trong nước ấm dưới 60 độ C, và nếu có thể, bầu nên cho thêm một ít vỏ chanh vào ly nước. So với phần thịt quả, vỏ chanh có nhiều chất chống oxy hóa hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x