Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bước vào tháng thứ 5, mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén, thai nhi đã ổn định. Trọng lượng cơ thể của người mẹ lúc này chưa quá nặng nề. Tuy nhiên từ tháng thứ 5, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi cả về sắc vóc, ngoại hình và rất nhiều vấn đề khác mẹ bầu 5 tháng không nên bỏ qua.
Bầu 5 tháng, người mẹ có cảm giác thoải mái không còn cảm giác ốm nghén, cơ thể cũng chưa quá nặng nề. Tuy nhiên, ở tháng này, mẹ cần lưu ý một số điểm liên quan đến sức khỏe.
Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể của người mẹ bắt đầu có những thai đổi rõ rệt. Đây là giai đoạn em bé bắt đầu phát triển nhanh, vòng đầu và não bộ của em bé to lên gấp nhiều lần so với tháng thứ 4. Lúc này các chức năng của tế bào thần kinh được hoàn thiện. Hình thành và phát triển mạnh mẽ các xúc giác cảm giác, mắt và lông mày hình thành. Đây cũng là mốc bắt đầu tăng cân nặng của thai nhi với tốc độ nhanh hơn thời gian trước.
Ở tuần này, người mẹ phải chịu những cơn đau của vùng bụng dưới và có người còn mắc chứng phù nề khiến việc đi lại của người mẹ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ở thời điểm này, người mẹ rất dễ bị mụn nếu ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, mẹ cần lưu ý việc ăn uống và chăm sóc da mặt, nên thường xuyên rửa mặt với xà phòng dạng nhẹ hoặc dùng sữa mặt mỗi ngày đề tránh mụn. Lưu ý, trong giai đoạn này mẹ không được tự ý dùng thuốc trị mụn (kể cả thuốc uống và thuốc bôi) vì có thể gây nguy hại cho thai nhi.
Lúc này, thai bắt đầu lớn và bạn dễ chứng giãn tĩnh mạch, vì áp lực lên các mạch máu ở chân. Những mẹ bầu dễ mắc chứng này nếu trong gia đình có người bị tiền sử chứng bệnh này. Và lần mang thai sau sẽ thường nặng hơn lần mang thai trước. Cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là mẹ bầu cần tập thể dục thường xuyên.
Mang thai tháng thứ 5 có thể khiến cho mẹ bầu khó thở, vì lúc này thai nhi bắt đầu tăng cân, em bé có cân nặng khoảng 290 – 350gram, dài 25-28 cm làm tử cung của mẹ to lên chèn ép lên phổi, dạ dày và bàng quang, và thậm chí cả thận.
Thời gian này, mẹ bầu cũng có nguy cơ về các bệnh răng miệng. Những bệnh răng miệng có thể khiến mẹ sẩy thai hoặc sinh non. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng trong thời gian này là rất quan trọng.
Số cân nặng lý tưởng mà mẹ bầu tăng suốt thai kỳ là từ 10-12kg. Vì vậy, mang thai tháng thứ 5 số cân nặng bà bầu tăng là 3kg là ổn, mỗi tuần mẹ tăng khoảng 0,5kg. Để có sức khỏe cà cân nặng tốt, mẹ bầu cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Rất nhiều người lo lắng việc quan hệ trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, làm con chậm lớn, kém thông minh, sợ sẩy thai, sinh non… Tuy nhiên, suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm vì “chuyện ấy” trong thời kỳ mang thai tốt cho cả mẹ lẫn con. Việc quan hệ tình dục đúng cách, đúng tư thế trong thời gian này đem lại cảm giác thoải mái, xua tan mệt mỏi, stress, mất ngủ làm người mẹ hạnh phúc hơn. Tinh thần của mẹ tốt sẽ tác động tốt đến em bé.
Trong thời gian này, mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên. Một hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu là bơi lội. Việc ngâm mình trong nước và thực hiện các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu thư giãn và dễ chịu hơn hẳn. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên thoa kem chống nắng vì da mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm và không nên vận động quá sức và nhớ uống nhiều nước, nhất là trước và sau khi tập thể dục, thể thao. Mẹ nên uống mỗi giờ một ly nước, ngày 2-3 lít nước.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.