Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cường giáp xảy ra ở 1/1.500 phụ nữ mang thai. Tuy bệnh không phổ biến, nhưng cường giáp có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh cường giáp là gì? Bệnh cường giáp nên ăn gì để sớm khỏi?
Trước khi biết bệnh cường giáp nên ăn gì, mẹ cần biết bệnh cường giáp là gì. Khoảng 70% người bị cường giáp mắc phải là do bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves). Bệnh Basedow thường xảy ra ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Việc điều trị bệnh khi mang thai phải dựa vào phác đồ cụ thể của bác sĩ.
Vậy chính xác bệnh cường giáp là gì? Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine, có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra nhiều mồ hôi và căng thẳng.
Để biết bệnh cường giáp nên ăn gì, mẹ cần nắm các nguyên nhân gây bệnh cường giáp sau đây:
Thông thường, hệ miễn dịch giúp chống đỡ viêm nhiễm từ bên ngoài. Tuy nhiên, căn bệnh tự miễn dịch Basedow làm cho hệ miễn dịch tự tấn công và hủy hoại tế bào của cơ thể.
Basedow là một chứng rối loạn tự miễn dịch gây ra bệnh cường giáp trong thai kỳ. Căn bệnh này tạo ra các kháng thể với tên gọi là immunoglobin kích thích tuyến giáp (TSI). Các kháng thể này hoạt động như một hormone kích thích tuyến giáp, làm sản sinh ra nhiều hormone T3 và T4 hơn bình thường. Tuy vậy tình trạng này tương đối hiếm gặp. Trong nửa sau của thai kỳ, tình trạng cường giáp cần được theo dõi kỹ càng.
Các u, bướu nhỏ dần hình thành trong tuyến giáp và bắt đầu sinh sản ra hormone tuyến giáp gây ra sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể.
Viêm tuyến giáp làm cho tuyến giáp tiết ra lượng hormone quá mức. Rối loạn tuyến yên hoặc sự gia tăng số lượng các tế bào ung thư trong tuyến giáp cũng dẫn đến hậu quả tương tự.
Hiểu được những biểu hiện của bệnh cường giáp là tiền đề để hiểu bệnh cường giáp nên ăn gì. Dưới đây là dấu hiệu của bệnh cường giáp:
>>Bạn có thể quan tâm: Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Bệnh cường giáp nên ăn gì? Bệnh cường giáp trạng rất nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trong thời gian mang thai sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
Bệnh cường giáp có thể nặng hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ đang mắc chứng Basedow từ trước khi mang thai. Các nguy cơ thường gặp của bệnh như:
Trong trường hợp bệnh Basedown ở bà bầu ngày càng trở nặng thì thai phụ có nguy cơ rất cao gặp cơn cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp có thể giảm nhưng bệnh nặng lên sau khi sinh. Vì thế, nếu bị bệnh, bạn phải điều trị khỏi rồi hãy mang thai để tốt cho cả mẹ lẫn bé.
Nếu mẹ đang điều trị nhưng có thai ngoài ý muốn thì vẫn giữ được thai. Tuy nhiên, bạn cần đi thăm khám ở bệnh viện chuyên khoa nội tiết để có phương pháp điều trị tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị mắc bệnh nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi bệnh tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng, đặc biệt là cơn cường giáp cấp.
>>Bạn có thể quan tâm: Suy thai là gì? Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần biết
Bệnh cường giáp có thể khiến thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ nguy hiểm sau:
Nếu bạn từng bị mắc chứng Basedow thì có khả năng TSI sẽ tồn tại trong máu dù cho lượng hormone tuyến giáp không có bất thường nào. Kháng thể TSI trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai vào bào thai và vào trong mạch máu của thai nhi, qua đó làm kích thích tuyến giáp của thai nhi.
Bệnh cường giáp có lây không? Nếu bạn đang dùng thuốc anti-thyroid, khả năng thai nhi bị mắc cường giáp cũng giảm xuống do tác động của thuốc lên nhau thai. Những vấn đề về tuyến giáp khi mang thai gây ra cường giáp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ về nhịp tim cao, suy tim, dính khớp sọ sớm, chậm tăng cân, khó thở.
Chưa biết bệnh cường giáp nên ăn gì? Nhưng mẹ cần dựa vào các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone T3, T4 trong máu để xem mình có bị cường giáp không. Có ba loại xét nghiệm giúp kiểm tra tuyến giáp, bao gồm:
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bệnh cường giáp nào thì một trong những xét nghiệm bạn cần thực hiện đầu tiên là xét nghiệm TSH. Nếu bạn có mức TSH dưới bình thường là biểu hiện của bệnh cường giáp.
Tuy nhiên, việc mức TSH trong máu giảm cũng xảy ra trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên.
Nếu lượng hormone T3 và T4 trong máu ở mức cao thì đây là dấu hiệu xác nhận bạn đang bị cường giáp.
Nếu bạn có tiền sử bị Basedow, xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra sự hiện diện của TSI trong máu.
Việc điều trị bệnh cường giáp khi mang thai cần được hạn chế để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của thai nhi. Vậy bệnh cường giáp nên ăn gì? Trong vài trường hợp, bà bầu cần phải uống thuốc để điều hòa nhịp tim nếu tim đập quá nhanh. Tuy nhiên, nếu như lượng TSH của bạn thấp mà lượng T4 lại ở mức bình thường, thì bạn không cần thiết phải điều trị.
Tuy nhiên, những mẹ bầu bị cường giáp cần lưu ý những điều dưới đây:
Bệnh cường giáp nên ăn gì? để giảm các triệu chứng do bệnh gây ra, mẹ theo dõi các gợi ý sau đây nhé:
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Bổ sung calo
Bà bầu nên tăng cường bổ sung calo từ những loại thực phẩm giàu goitrogenic bao gồm:
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Ăn thực phẩm nhiều canxi
Bệnh cường giáp khiến cơ thể bị cạn kiệt nguyên tố kẽm và làm thay đổi quá trình trao đổi canxi. Do đó, mẹ cần bổ sung:
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Bổ sung vitamin
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E giúp chống lại các triệu chứng mệt mỏi của bệnh từ các thực phẩm:
>>Bạn có thể quan tâm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?
♦ Bệnh cường giáp kiêng ăn gì? Thực phẩm giàu iốt
Đáp án cho câu hỏi bệnh cường giáp nên ăn gì không phải thực phẩm giàu iốt. Bởi nó làm tăng hoạt động của tuyến giáp, khiến bệnh tình tăng nặng. Thực phẩm giàu iốt mẹ bầu nên tránh bao gồm:
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Liệu có phải cà phê
Cà phê cũng không phải câu trả lời cho băn khoăn bệnh cường giáp nên ăn gì. Chất này cũng góp phần kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin – nguyên nhân gây bệnh.
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Tránh sữa tươi nguyên kem
Bệnh cường giáp nên ăn gì? Tất nhiên không phải sữa tươi nguyên kem. Vì nó chứa nhiều chất béo, trong khi khả năng tiêu hóa của bầu bị bệnh thường không tốt như bình thường. Nếu tiêu thụ sữa, mẹ nên chọn loại đã được tách kem.
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Có phải bột?
Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đương nhiên không phải bột. Bột gạo, bột mì chứa ít dưỡng chất, khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu. Mẹ hạn chế ăn mì ống, bánh mì nhé.
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Không phải đường
Thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch… có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở mẹ bị cường giáp.
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Càng không phải thịt đỏ
Mẹ bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Tránh ngay dầu thực vật hydro hóa
Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, mẹ nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật.
♦ Bệnh cường giáp nên ăn gì? Tuyệt đối tránh đồ uống chứa cồn
Đáp án cuối cùng cho trăn trở bệnh cường giáp nên ăn gì không phải là đồ uống có cồn vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao cho bà bầu.
>>Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm cho bà bầu: Những thực phẩm giàu dưỡng chất
♦ Có nên bỏ thai khi điều trị tuyến giáp?
Nếu mẹ lo lắng điều trị bệnh bằng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên có ý định bỏ thai. Đây có thể là quyết định sai lầm khiến mẹ hối hận.
Nếu không được điều trị đúng, bệnh sẽ nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi, tuy nhiên đây không phải là lý do bạn phải bỏ thai. Bạn chỉ cần tuân theo phác đồ của bác sĩ, điều trị cường giáp thật ổn định trong suốt thai kỳ và đặc biệt phải tái khám sau sinh vì bệnh rất hay tái phát và nặng lên ở giai đoạn này.
♦ Bệnh cường giáp có di truyền không?
Bệnh cường giáp có lây không? Bản chất của cường giáp chính là hội chứng tăng năng tuyến giáp gây nên tình trạng tăng cường chuyển hóa tại các cơ quan cơ thể làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nếu nguyên nhân là do bệnh Graves gây ra thì có thể bệnh cường giáp sẽ di truyền. Lý do bởi các kháng thể trong máu kích thích tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp.
♦ Bệnh cường tuyến giáp có gây vô sinh?
Chính sự dư thừa nồng độ của hormone giáp làm tăng chuyển hóa và nguy cơ bị những bệnh khác liên quan đến vấn đề khả năng sinh sản đối với phụ nữ.
Vì vậy, khi phát hiện ra các triệu chứng như cơ thể đổ mồ hôi nhiều, run tay, khó ngủ, buồn nôn… bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh.
>>Bạn có thể quan tâm: Bệnh bướu cổ có gây vô sinh không? Câu trả lời nằm ở đây!
♦ PTU có ảnh hưởng đến thai nhi?
Vẫn còn nhiều tranh cãi quanh các tác động của PTU trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì PTU đi qua nhau thai, nên khả năng ảnh hưởng đến thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên rất cao. Vượt qua giai đoạn này, PTU được đánh giá là khá an toàn.
Hiệp hội Tuyến giáp Mỹ vẫn khuyến cáo phụ nữ có thai đang điều trị bệnh basedow có nguy cơ cao bị cường giáp cần tiếp tục điều trị. PTU vẫn là thuốc được khuyến cáo trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Trên đây là giái đáp của MarryBaby về bệnh cường giáp, bệnh cường giáp nên ăn gì? Nếu mẹ quyết tâm giữ thai thì hãy “chiến đấu” với bệnh tới cùng, bác sĩ chắc chắn sẽ giúp mẹ trong hành trình này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Thyroid Disease & Pregnancy
https://www.niddk.nih.gov/health-information/endocrine-diseases/pregnancy-thyroid-disease#
Truy cập ngày 4/11/2022
2. Hyperthyroidism In Pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559203/
Truy cập ngày 4/11/2022
3. Graves Disease in Pregnancy
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=graves-disease-in-pregnancy-90-P02460
Truy cập ngày 4/11/2022
4. Thyroid Disease
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/thyroid-disease
Truy cập ngày 4/11/2022
5. 46 Thyroid dysfunction
https://www.health.gov.au/resources/pregnancy-care-guidelines/part-g-targeted-maternal-health-tests/thyroid-dysfunction
Truy cập ngày 4/11/2022