Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 08/08/2022

Vì sao cần bổ sung kẽm cho bà bầu? Liều lượng bao nhiêu?

Vì sao cần bổ sung kẽm cho bà bầu? Liều lượng bao nhiêu?
Dinh dưỡng tổng thể của bà bầu là một yếu tố góp phần đáng kể vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng quan trọng, trong đó có kẽm.

Vậy bổ sung kẽm cho bà bầu như thế nào là đủ? Mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây với MarryBaby nhé.

1. Vai trò của kẽm cho bà bầu đối với mẹ và bé

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học của cơ thể, bao gồm tổng hợp protein, phân chia tế bào và chuyển hóa axit nucleic. Do đó, trong 9 tháng thai kỳ, tế bào của thai nhi phát triển rất nhanh, đồng nghĩa với việc bổ sung kẽm cho bà bầu trở nên rất quan trọng.

Khoáng chất thiết yếu này cũng sẽ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ, duy trì vị giác, khứu giác và chữa lành vết thương cho mẹ sau khi sinh.

Đáng chú ý, một nghiên cứu tổng hợp thông tin từ 17,000 phụ nữ sau sinh tại Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Canada năm 2015 kết luận rằng bổ sung kẽm có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh non đến 14%.

thuốc kẽm cho bà bầu
Kẽm đóng vai trò sản xuất năng lượng và sự phát triển não bộ của bé.

Đối với thai nhi, kẽm đóng vai trò phát triển tế bào và sản xuất – hoạt động ADN trong cơ thể. Kẽm cũng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và sự phát triển não bộ của bé.

Khi nồng độ kẽm trong huyết tương của mẹ bầu thấp, lượng kẽm vận chuyển qua nhau thai bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu kẽm cho thai nhi.

Tình trạng thiếu kẽm của người mẹ có thể dẫn đến những hậu quả sau:

Ngoài ra, nhiều báo cáo đã ghi nhận nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp có liên quan đến những bất thường của quá trình chuyển dạ như xuất huyết sau sinh, tăng huyết áp khi mang thai và sinh con nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm và suy giảm khả năng miễn dịch. Do đó, bổ sung kẽm cho bà bầu chính là một trong những cách góp phần cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vitamin B2 có tác dụng gì đối với thai kỳ? Cách dùng vitamin B2 cho bà bầu

2. Tình trạng thiếu kẽm ở mẹ bầu

bổ sung kẽm cho bà bầu

Mặc dù tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng được coi là hiếm, nhưng mức thiếu hụt từ nhẹ đến trung bình tương đối phổ biến trên toàn thế giới. Ước tính gần đây có khoảng 0,5 triệu trường hợp tử vong mẹ và trẻ em hàng năm do thiếu kẽm. Điều này dấy lên lo ngại về việc bổ sung đủ lượng kẽm cho bà bầu.

Theo một tài liệu đánh giá được xuất bản từ năm 1970 đến năm 1991, trung bình phụ nữ mang thai và cho con bú trên toàn thế giới tiêu thụ 9,6 mg kẽm mỗi ngày trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Mức tiêu thụ này thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị 12 mg mỗi ngày.

3. Nguyên nhân bà bầu bị thiếu kẽm và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân bà bầu bị thiếu kẽm

  • Do chế độ dinh dưỡng: Chất lượng bữa ăn kém, ăn nhiều ngũ cốc, ít thức ăn có nguồn gốc động vật là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm. Phần lớn mẹ bầu thiếu kẽm rơi vào nguyên nhân này.
  • Do bệnh tật : Các bệnh lý về đường ruột, ung thư, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính,…làm cho kẽm khó hấp thu vào cơ thể mẹ và nhau thai.
  • Do di truyền: Bệnh acrodematis cũng khiến cơ thể không hấp thu được kẽm.

Cách nhận biết bầu bị thiếu kẽm

Bà bầu bị thiếu kẽm sẽ có những triệu chứng sau:

  • Tự nhiên giảm cân bất thường
  • Vết thương khó lành
  • Tổn thương mắt và da, niêm mạc
  • Giảm chức năng khứu giác và vị giác
  • Chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm
  • Rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
  • Các vết thương như bỏng, vết loét chậm lành
  • Viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông
  • Thiếu tỉnh táo
  • Ăn không ngon

Khi bị thiếu kẽm, phụ nữ mang thai cần bổ sung kẽm cho bà bầu đúng cách.

4. Cách bổ sung kẽm cho bà bầu

Liều lượng kẽm cần bổ sung cho mẹ bầu

Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai cần 11 mg kẽm/ngày đối với mẹ từ 19 tuổi trở lên.

Thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm với lượng kẽm dồi dào cho phụ nữ mang thai. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm thịt đỏ, động vật có vỏ, thịt gia cầm, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc tăng cường, đậu và các loại hạt.

Trong đó, lượng kẽm cụ thể mà cơ thể có thể hấp thụ được từ các thực phẩm như sau:

  • 90g thịt bò nướng, nấu chín: 7,0 mg kẽm
  • 90g cua hoàng đế Alaska, nấu chín: 6,5 mg kẽm
  • 90g thịt lợn thăn, nấu chín: 2,9 mg kẽm
  • 1 khẩu phần ngũ cốc ăn sáng, được tăng cường 25% giá trị kẽm hàng ngày: 2,8 mg kẽm
  • 90 thịt gà, nấu chín: 2,4 mg kẽm
  • 230g sữa chua ít béo với trái cây: 1,7 mg kẽm
  • 30g hạt điều rang khô: 1,6 mg kẽm
  • 230g sữa ít béo hoặc không béo: 1,0 mg kẽm
  • 120g đậu tây: 0,9 mg kẽm
  • 30g hạnh nhân rang khô: 0,9 mg kẽm
  • 30g phô mai: 0,9 mg kẽm

Trong số đó, hàu là nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất – chỉ cần hai con có thể cung cấp nhiều hơn lượng khuyến nghị cho cả ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn hàu sống trong khi mang thai (hoặc bất kỳ thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín) vì có nguy cơ mắc bệnh qua đường tiêu hóa. Hơn nữa, hàu được thu hoạch từ một số khu vực có chứa hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ không nên ăn thường xuyên. Tổng lượng hải sản mà mẹ bầu có thể ăn trong 1 tuần là 340 grams (tương ứng 8-12 ounces), theo khuyến cáo từ FDA Hoa Kỳ.

Nhắc đến thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu, không thể không kể đến hàu

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm cho bà bầu: Những thực phẩm giàu dưỡng chất

5. Cần bổ sung kẽm cho bà bầu không?

Khi có một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, mẹ đã hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết. Tuy nhiên, khi chưa nhận đủ lượng kẽm từ chế độ ăn uống của mình, mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ sung kẽm cho bà bầu.

Đặc biệt với những bà bầu ăn chay, mẹ có thể khó nhận đủ kẽm từ thực phẩm. Vì việc hấp thụ kẽm từ thức ăn thực vật khó hơn. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cần bổ sung kẽm hay không.

Các loại thuốc bổ sung có chứa kẽm cho bà bầu phổ biến là gluconat kẽm hay sulfat kẽm. Mẹ nên dùng sau ăn 30 phút và duy trì trong thời gian 2-3 tháng để thấy được hiệu quả. Nghiên cứu tại Peru cho thấy, mẹ bầu ở mốc 28–30 tuần và 37–38 tuần khi uống bổ sung kẽm giúp tăng lượng kẽm trong máu, nước tiểu của mẹ và trong dây rốn của thai nhi.

Lưu ý: Không cần thiết phải ăn hoặc uống quá nhiều kẽm. Mẹ không nên tiêu thụ quá 40 mg mỗi ngày từ sản phẩm bổ sung kẽm. Nếu bà bầu cần bổ sung thêm sắt thì dùng kẽm trước rồi mới dùng sắt, vì sắt làm cản trở sự hấp thu kẽm.

Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã nắm được cách bổ sung kẽm cho bà bầu sao cho hiệu quả. Mẹ nên xác định lượng kẽm mà cơ thể cần bổ sung, cân đối chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học và phù hợp nhất nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Zinc supplementation for improving pregnancy and infant outcome

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7043363/

Ngày truy cập: 01/01/2022

2. Zinc supplementation during pregnancy

https://www.who.int/elena/bbc/zinc_pregnancy/en/

Ngày truy cập: 01/01/2022

3. Zinc supplementation for improving pregnancy and infant outcome

https://www.cochrane.org/CD000230/PREG_zinc-supplementation-improving-pregnancy-and-infant-outcome

Ngày truy cập: 01/01/2022

4. Zinc sulfate Pregnancy and Breastfeeding Warnings

https://www.drugs.com/pregnancy/zinc-sulfate.html
Ngày truy cập: 01/01/2022

5. Adding zinc to prenatal iron and folate supplements improves maternal and neonatal zinc status in a Peruvian population

Ngày truy cập: 01/01/2022
x