Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Các kiểu bụng bầu và tình trạng mang thai của phụ nữ

Các kiểu bụng bầu và tình trạng mang thai của phụ nữ
Kể từ khi mang thai, bạn sẽ trở nên đặc biệt chú ý đến hình dáng, kích thước chiếc bụng của mình và các bà bầu khác. Mẹ sẽ thấy có rất nhiều kiểu bụng bầu khác nhau: tròn, nhọn, cao, thấp, to, gọn…

Bụng bầu trông như thế nào có thể dự đoán được giới tính thai nhi hoặc tình trạng sức khỏe của mẹ bầu không? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.các kiểu bụng bầu

Các kiểu bụng bầu nói gì về bạn?

1. Những bà Bầu bụng to – Bầu bụng nhỏ

Quan niệm phổ biến của rất nhiều người là bầu to thì em bé bên trong cũng to và ngược lại. Thực tế, nếu bạn cao to và có các cơ bắp khỏe mạnh, khi mang bầu, mọi người sẽ không nhận thấy bạn khác biệt lắm. Ngược lại, nếu bạn nhỏ người, bụng sẽ nổi bật hơn và mọi người có cảm giác bụng bạn rất to. Ngoài ra, chuyện to hay nhỏ còn cung cấp một số thông tin khác.

2. Vòng hai to

Có rất nhiều yếu tố làm nên kích thước của chiếc bụng. Nếu trước khi có thai, bụng bạn đã to thì không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn mang bầu to. Bạn cũng có thể đang mang song thai, hay sẽ sinh ba không chừng.

Trong một số trường hợp, vòng hai to cũng phản ánh một vấn đề sức khỏe của mẹ bầu. Tình trạng dư nước ối là một trong những vấn đề thường gặp nhất. Những mẹ bị tiểu đường thai kỳ làm bé lớn lên quá nhanh cũng thường sở hữu vòng hai đồ sộ. Khi gặp phải những vấn đề này, mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cho cả bé và mẹ khỏe mạnh nhé.

3. Vòng hai nhỏ

Nếu những lần khám thai định kỳ không chỉ ra điều gì bất thường, bạn chẳng có lý do gì để âu sầu do chiếc bụng nhỏ. Đặc biệt, với những bà mẹ lần đầu mang thai, cơ bắp vẫn giữ được độ săn chắc, vòng hai trông sẽ gọn gàng hơn so với những bà mẹ đã trải qua một vài lần sinh con.

Chỉ có những trường hợp bụng nhỏ bất thường mới đáng băn khoăn. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để kiểm tra xem bé có chậm tăng trưởng so với chuẩn không. Ngoài ra, các kiểu bụng bầu nhỏ cũng có thể phản ánh tình trạng thiểu ối hoặc cao huyết áp của người mẹ.

4. Chiều dài mới quan trọng

Chỉ số mà các bác sĩ chú ý nhất ở bụng của bạn chính là chiều dài tử cung. Bụng bạn sẽ không to lên nhiều trước tuần thai thứ 12. Kể từ dấu mốc này, bạn sẽ thấy vòng 2 ngày càng gia tăng kích cỡ cho đến khi chào đón bé yêu ra đời, do tử cung đang lớn lên cùng với bé yêu ở bên trong. Từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ, tử cung đã cao đến rốn. Ở các tuần thai sau đó, các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ dùng một chiếc thước dây để đo chiều dài tử cung tính từ xương mu. Chiều dài đo được thường sẽ tương ứng với tuần thai của bạn.

Không có quy định chuẩn về chu vi hay đường kính của vòng 2 dành cho thai phụ, nên bạn không nên lo lắng khi bụng mình nhỏ hoặc to hơn những người khác. Điều mà mẹ bầu nên thực sự quan tâm là sức khỏe của mình để cùng bé yêu vượt qua 40 tuần mong mỏi và hướng đến ngày về đích.

Bụng bầu
Không có quy định chuẩn về chu vi hay đường kính của vòng 2 dành cho thai phụ

Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

1. Bà bầu bụng nhỏ sinh con nhỏ?

Quan niệm của nhiều người cho rằng, con sinh ra lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước bụng của mẹ: Mẹ bụng lớn sẽ sinh con lớn, mẹ bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn đâu nhé.

Rất nhiều trường hợp mẹ có vòng bụng nhỏ nhưng lại sinh con có cân nặng đúng chuẩn, trong khi nhiều mẹ có bụng lớn lại sinh con nhẹ cân. Theo các chuyên gia, sinh con lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai và sự chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Nếu chuyển hóa không tốt, phần lớn chất dinh dưỡng sẽ chỉ tập trung ở mẹ, kết quả mẹ càng nặng nề, nhưng thai nhi lại nhẹ cân.

Vì vậy, mẹ đừng chỉ dựa vào kích thước vòng bụng để dự đoán cân nặng thai nhi. Các buổi khám thai sẽ giúp mẹ biết chính xác những thông số này, từ chiều cao, cân nặng đến cả sự phát triển của thai nhi. Nếu có gì bất thường, bác sĩ sẽ thông báo và đưa lời khuyên hợp lý.

2. Vòng bụng của mẹ khi nào bất thường?

Mỗi mẹ khác nhau sẽ có kích thước vòng bụng khác nhau. Không hề có một chuẩn chung cho sự gia tăng kích thước bụng bầu của mẹ. Một mẹ bầu mang thai 5 tháng nhưng kích thước vòng bụng chỉ giống người mang thai 3 tháng sẽ không phải là vấn đề, nếu em bé trong bụng mẹ vẫn phát triển bình thường cũng như đáp ứng các thông số về cân nặng, chiều cao. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kích thước bụng của mẹ là dấu hiệu thông báo về tình hình sức khỏe mẹ và bé.

♦ Bụng bầu lớn bất thường

Tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc đa ối khi mang thai có thể là nguyên nhân làm bụng mẹ tăng về kích thước. Mẹ bầu bị đa ối sẽ có lượng nước ối nhiều hơn bình thường làm bụng lớn. Với mẹ bầu tiểu đường, bụng bầu có kích thước lớn thường do cân nặng tăng quá nhiều. Trong trường hợp nghi ngờ, mẹ có thể tiến hành kiểm tra máu, nước tiểu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.

♦ Bụng bầu có kích thước nhỏ

Mẹ bầu thiếu ối hoặc cao huyết áp thường có vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi thai. Cao huyết áp có thể làm mạch máu trong nhau thai nhỏ hơn, hoặc gây tắc nghẽn dẫn đến giảm lượng oxy truyền đến thai nhi. Thai nhi kém phát triển làm bụng của mẹ cũng nhỏ hơn.

Bụng bầu
Mẹ bầu thiếu ối hoặc cao huyết áp thường có vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi tha

Vạch đen giữa bụng bầu từ đâu mà có?

Đường vạch chia đôi bụng bầu ấy được gọi là đường linea nigra. Nhiều mẹ bầu cảm thấy khá là khó chịu với sự xuất hiện của đường vạch này, bởi nó chẳng ăn nhập gì với vùng bụng trắng trẻo đang ngày càng căng tròn, mũm mĩm. Hơn nữa, đường vạch này sẽ phát triển theo chiều hướng ngày càng đậm theo suốt thai kỳ của bạn.

1. Yếu tố nào tạo nên đường vạch đen trên bụng bầu?

Nguyên nhân thực sự tạo ra đường linea nigra vẫn chưa được biết đến, tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng đường kẻ từ xương mu chạy lên đến ngực bạn là một trong những kết quả tuyệt vời từ việc tăng nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng của melanin sắc tố làm da tối màu.

2. Đường vạch này luôn có màu đen phải không?

Sự thực thì chúng không bao giờ có màu hoàn toàn đen mà là màu nâu hoặc nâu tối.

3. Khi nào đường linea nigra xuất hiện?

Sự thực thì chúng đã có mặt ở trên bụng bạn từ lâu, nhưng đến tận khi mang thai thì màu sắc của chúng mới trở nên rõ nét và bạn bắt đầu nhận ra sự tồn tại của đường kẻ này. Thông thường, đường linea nigra sẽ trở nên “bắt mắt” và hiện rõ trên bụng bầu to 5 tháng.

4. Đường vạch đen này tồn tại bao lâu?

Dù đây có thể không phải là một trong những sự thay đổi cơ thể mà bạn mong đợi nhất, nó sẽ mau chóng biến mất thôi. Cũng giống như những mảng màu đen trên quầng vú, nách hay âm đạo của bạn, đường linea nigra tất cả chúng đều sẽ biến mất từ 1-2 tháng sau khi sinh. Lưu ý đối với các bà mẹ cho con bú: Bạn có thể phải đợi đến những tháng cuối cùng, khi cai sữa cho con thì những đường này mới biến mất hoàn toàn.

5. Có thể ngăn chặn sự xuất hiện của đường linea nigra không?

Đáng tiếc là bạn không thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện của vạch đen trên bụng bầu được. Đây là một phần tự nhiên của quá trình mang thai.

Bạn không thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện của vạch đen trên bụng bầu được.
Bạn không thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện của vạch đen trên bụng bầu được.

Đường linea nigra không phải là thứ duy nhất thay đổi trên làn da trong suốt chín tháng mang thai. Một vài thay đổi trên da khá phổ biến khác như tình trạng giãn tĩnh mạch, nám da, rạn da và nổi mụn nhọt, ngứa ngáy… Ngược lại, nhiều bà mẹ thực sự lại có làn da đẹp hơn khi mang thai đấy. Chúc mừng bạn nếu bạn thuộc nhóm này nhé.

Nếu bạn thuộc nhóm ở trên, đã và đang trải qua những biến đổi không mong muốn của làn da, hãy cứ tiếp tục với hoạt động tập luyện thường ngày, bôi các loại kem dưỡng giàu vitamin E, đi bộ nhiều nhất có thể và bổ sung đủ vitamin C, điều đó giúp cho các mạch máu khỏe mạnh để giữ gìn cho làn da bạn đẹp và khỏe hơn. Và luôn ghi nhớ rằng những lằn đen xấu xí, đốm đồi mồi hay mẩn đỏ sẽ biến mất khi bé ra đời mà thôi.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x