Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai, nước ối cũng vừa là “tấm lá chắn” an toàn, bảo vệ thai nhi khỏi lực tác động bên ngoài. Nước ối cho phép bé cử động tự do trong bụng mẹ, giúp hệ xương phát triển đúng chuẩn. Lượng chất lỏng này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phổi và hệ tiêu hóa của thai nhi, bởi bé cưng thường xuyên nuốt và chuyển nước ối ra ngoài cơ thể theo đường tiểu.
Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ thì nước ối giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi có thể ra đời dễ dàng nhờ vào chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối.
Thông thường, lượng nước ối thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Lúc mới hình thành, ối chỉ khoảng 50ml và có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của thai nhi.
Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng nước vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần.
Đến tuần thai 36, ối có thể lên tới 800 – 1.000ml hoặc cao hơn.
Từ tuần thứ 40, lượng nước có xu hướng giảm dần bắt đầu từ tuần thứ 38 để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nước ối thay đổi bất thường về thể tích hoặc màu sắc có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe mẹ và bé.
Nếu nước ối ít hơn 200ml hoặc chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm, bạn đang có dấu hiệu thiếu nước ối. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là do túi ối bị vỡ hoặc do màng ối rò rỉ.
Ngoài ra, thiếu ối cũng có thể do thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu, thường xảy ra ở 3 tháng giữa. Thiếu ối trong 3 tháng cuối thường do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.
Thiếu ối có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thiếu ối trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu cao hơn bình thường. Hơn nữa, thiếu ối trong giai đoạn này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển bất thường của phổi. Nguy hiểm hơn, thiếu ối trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.
Trong khi có những mẹ bầu bị thiếu ối thì cũng có không ít người lại gặp tình trạng đa ối tức là thể tích nước ối lên đến hơn 2.000ml, tương đương với chỉ số ối từ 20cm trở lên. Đa thai hoặc thai nhi gặp bất thường trong phát triển hệ thần kinh là nguyên nhân chính dẫn đến đa ối. Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường hoặc thai nhi to, nhau thai bất thường cũng dễ dẫn đến đa ối.
Đa ối làm cho quá trình chuyển dạ và sinh bị kéo dài, dễ dẫn đến suy thai và mẹ bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn, thể tích nước ối vượt quá mức tiêu chuẩn sẽ làm tăng nguy cơ vỡ ối đột ngột dẫn đến sinh sớm. Ở những tình huống ít nguy hiểm hơn, đa ối cũng tạo điều kiện cho thai nhi di động nhiều trong tử cung, dễ dẫn đến nhau thai quấn cổ hoặc ngôi thai bất thường.
Nước ối ban đầu có màu trắng trong, sau đó đục dần khi thai nhi ngày càng phát triển. Từ khoảng tuần thai thứ 38 đến ngày sinh, nước ối thường có màu trắng đục như màu nước vo gạo. Bất cứ lý do nào làm nước ối có màu sắc khác lạ đều là dấu hiệu bất ổn cần được thăm khám cẩn thận.
Những trường hợp nước ối đục do chất thải từ thai nhi thải vào buồng ối, mẹ không cần quá lo. Đây chỉ là những tế nào từ da, niêm mạc, đường niệu hoặc tiêu hóa của bé bị bong ra khi bé phát triển, nhất là càng về cuối thai kỳ. Khác với suy nghĩ của nhiều người, nước ối đục không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, trừ trường hợp có dấu hiệu suy thai.
Một số trường hợp nước ối bất thường về màu sắc, mẹ cần đặc biệt lưu ý:
– Nước ối có màu vàng xanh cho thấy dấu hiệu thai nhi bị tán huyết hoặc chậm phát triển trong tử cung.
– Nước ối xanh đục như lẫn mủ và có mùi hôi là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ối, nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong tử cung…
– Nước ối có màu đỏ nâu thường đồng nghĩa với việc bé không còn sống trong bụng mẹ hay thai nhi đã bị chết lưu.
Vỡ ối có thể xuất hiện từ trước khi thấy dấu hiệu chuyển dạ, vì thế, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi để phòng ngừa tình trạng cạn ối sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Dấu hiệu vỡ ối có thể khác nhau ở từng thai phụ và từng giai đoạn trong thai kỳ, nhưng càng gần cuối thai kỳ thì khả năng vỡ ối càng cao.
Nếu bạn nghe thấy tiếng “bục” và sau đó nước ối tràn ra, chảy xuống cả chân, đây chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất khi nước ối vỡ và bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Ngay cả trong trường hợp không thấy nước ối chảy thành dòng nhưng quần lót ướt nhiều và phải thay liên tục, bạn cũng cần nhập viện để được theo dõi. Một khi túi ối đã vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò rỉ cho tới khi em bé chào đời.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.