Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/08/2021

Những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu cực hay mẹ cần biết

Những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu cực hay mẹ cần biết
Khi mang thai, tâm sinh lý người mẹ rất phức tạp, thói quen sinh hoạt cũng thay đổi. Thèm ăn bất chợt hay ốm nghén bỏ bữa khiến các mẹ dễ bị đau bao tử. Để ngăn chặn tình trạng này các mẹ có thể tham khảo những cách chữa đau dạ dày an toàn và hiệu quả nhé.

Chữa đau dạ dày cho bà bầu không đơn giản.Việc sử dụng những loại thuốc để trị đau bao tử rất dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu cơ thể người mẹ sẽ vô cùng mệt mỏi ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho em bé phát triển.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tốt nhất là mẹ nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc các biện pháp cổ truyền sẽ rất an toàn.

Vì sao bà bầu dễ bị đau dạ dày?

Khi thai nhi ngày càng phát triển, cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo.Vì vậy bà bầu phải có chế độ ăn uống hợp lý để không gây cảm giác khó chịu song vẫn đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho cả mẹ và bé.

Chú ý tuyệt đối không điều trị bằng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào hay dạng thuốc tây vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

chữa đau dạ dày cho bà bầu 1
Chữa đau dạ dày cho bà bầu cần chú ý an toàn và hiệu quả

Ngoài ra những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở bà bầu phải kể tới như:

  • Buồn nôn, ốm nghén khiến dạ dày phải co bóp gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới hiện tượng bị đau dạ dày khi mang thai.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu thường gặp.
  • Ốm nghén ăn quá nhiều đồ chua cũng khiến mẹ bầu bị đau dạ dày, do hàm lượng axit làm bào mòn, gây tổn thương cho dạ dày.
  • Khi mang thai, mẹ bầu thường bị đói đêm, mà việc ăn đêm xong đi ngủ luôn cũng rất dễ bị đau dạ dày.

Bà bầu bị đau bao tử khi mang thai có bình thường?

Tình trạng đau bao tử khi mang thai rất phổ biến ở các bà bầu. Điều này là do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ gây ra các cơn buồn nôn, nôn và nóng trong. Những yếu tố này đều góp phần vào việc hình thành cơn đau bao tử khi mang thai.

Chứng bệnh đau bao tử (dạ dày) sẽ thường tự biến mất vào khoảng tuần thai thứ 20 mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi đến tam cá nguyệt thứ 3, tình trạng này sẽ quay trở lại gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi ở bà bầu.

Mẹ bầu bị đau bao tử là điều bình thường và không đáng lo ngại. Song nếu các cơn đau đi kèm với những yếu tố sau đây cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.

Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và có cách chữa đau dạ dày cho bà bầu sớm.

  • Đau bao tử kèm ngứa
  • Cơn đau bất ngờ và dữ dội
  • Đau ở một vị trí cụ thể
  • Cơn đau xuất hiện cùng với sốt, buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bao tử với chảy máu âm đạo
  • Đau bao tử, vàng da, vàng mắt

    Đau bao tử khi mang thai
    Đau bao tử khi mang thai

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bao tử

Mẹ bầu bị đau bao tử có thể do các nguyên nhân phổ biến sau:

1. Táo bón

Chứng bệnh táo bón rất phổ biến trong thai kỳ. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị táo bón là do sự thay đổi nội tiết tố. Ở tam cá nguyệt thứ 3 thì do tử cung gây áp lực lên ruột khiến bà bầu khó tiêu và mắc phải chứng bệnh này.

Bà bầu có thể nhận biết các triệu chứng táo bón như đầy bụng, nóng ruột, nhu động ruột rất cứng, khi đi đại tiện phải rặn lâu, đau, tức vùng hậu môn, phân tỏn bỏn và khô như phân dê.

Bạn có thể ăn rau xanh, chất xơ, thức ăn lỏng và uống nước nhiều hơn để giảm bớt các triệu chứng của táo bón.

2. Trào ngược axit

Chứng ợ nóng rất phổ biến ở các bà bầu do axit trong dạ dày bị trào ngược. Một hormone thai kỳ có tên progesterone có thể gây tình trạng này.

Tử cung phát triển lớn gây áp lực lên đường tiêu hóa, có thể khiến tình trạng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều bà bầu dễ bị trào ngược axit dạ dày trong lúc nằm.

Trào ngược axit có thể khiến bà bầu cảm thấy đau ở bụng trên với các triệu chứng như cơn đau kéo dài lên ngực, dịch dạ dày trào lên cổ họng gây cảm giác nóng rát và ợ.

Bà bầu có thể chia nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày, đồng thời lựa chọn chế độ ăn ít axit.

đau bao tử khi mang thai
Đau bao tử khi mang thai dẫn đến chứng ợ nóng

3. Căng da

Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng bị căng da quá mức. Khi tử cung mở rộng, cảm giác đau có thể kéo dài đến bụng trên.

Bà bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nhẹ nhàng massage khu vực bị đau hoặc chườm/tắm bằng nước ấm để giảm bớt cảm giác khó chịu.

4. Đau cơ và căng cơ

Ở tam cá nguyệt thứ 3, các cơ bụng của bà bầu phải căng ra để phù hợp với kích thước của thai nhi đang tăng lên mỗi ngày. Sự đau và căng cơ này cũng có thể gây đau bao tử.

Ngoài ra, áp lực của tử cung vào phần dưới cơ thể cũng có thể tác động gián tiếp lên dạ dày và gây ra các cơn đau âm ỉ.

5. Vấn đề túi mật

Bà bầu bị đau bụng ở phần trên, bên phải, dưới hoặc gần xương sườn có thể do gặp vấn đề về gan hoặc túi mật.

Dịch mật từ túi mật được chuyển tới tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Vì thế, khi chức năng túi mật kém, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

6. Co thắt

Các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu ở phía trên tử cung, gây cảm giác thắt chặt dữ dội và ngày càng đau hơn. Các cơn co thắt cũng ảnh hưởng đến dạ dày và có thể gây đau bộ phận này.

đau bao tử khi mang thai
Những cơn co thắt cũng gây đau bao tử khi mang thai

Những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Vì không được dùng thuốc nên các mẹ nên tham khảo các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà này thường lấy nguyên liệu từ tự nhiên nên rất an toàn, không gây hại ngay cả khi dùng trong thời gian dài.

1. Kết hợp nghệ vàng và mật ong trị đau bao tử cho bà bầu

Tinh bột nghệ có tác dụng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả nhờ có hàm lượng dưỡng chất curcumin chứa bên trong nó.

Công dụng chữa đau bao tử của nghệ mật ong đã được chứng minh và sử dụng từ rất lâu đời, được lưu hành rộng rãi trong dân gian.

Cách làm:

Lấy 3 muỗng cà phê tinh bột nghệ hòa cùng 2 muỗng mật ong nguyên chất, sau đó pha cùng 200ml nước ấm. Các mẹ uống một ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút khi đang đói.

Các mẹ có thể thay thế tinh bột nghệ bằng bột nghệ, nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn nên dùng tinh bột nghệ. Bởi tinh bột nghệ đã được loại bỏ tạp chất, dầu nên không gây nóng và dễ uống hơn nhiều.

chữa đau dạ dày cho bà bầu 2
Mật ong và nghệ được xem là hai thần dược chữa đau dạ dày cho bà bầu

2. Sử dụng nước luộc bắp cải để trị đau dạ dày cho bà bầu

Bắp cải là một cách trị đau bao tử cho bà bầu từ thiên nhiên rất tốt cho người bị đau bao tử hoành hành. Đặc biệt, các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bắp cải để chữa chứng đau dạ dày mình đang gặp phải khi mang thai.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu này chỉ có tác dụng khi bắp cải đã được chế biến chín, nếu dùng sống sẽ bị phản tác dụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.

Cách đơn giản nhất hơn các mẹ có thể luộc bắp cải trong nước sôi rồi vớt xác ra uống trong ngày.

Lưu ý với cách trị đau bao tử cho bà bầu này các mẹ không nên uống quá 1 lít mỗi ngày, mỗi lần uống chỉ khoảng 200ml. Kiên trì sử dụng hàng ngày và liên tục trong 10 ngày, vết loét ở dạ dày sẽ được làm lành, bao tử cũng không còn bị đau nữa.

3. Trị đau bao tử cho bà bầu tại nhà với thịt gà hầm xương cá mực

Bà bầu bị đau bao tử phải làm sao? Dùng gà hầm xương cá mực là cách chữa đau dạ dày cho bà bầu rất hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 150g thịt gà
  • 30g xương cá mực
  • 2 nhánh gừng
  • 2 quả táo tàu

Cách làm:

Bước đầu, các mẹ cần làm sạch tất cả các nguyên liệu. Sau đó, cho tất cả vào nồi rồi đem hầm nhừ nêm gia vị vừa miệng. Khi chín, các mẹ dùng luôn cái và nước.

Thường xuyên ăn món này (ít nhất 2 lần/tuần) sẽ làm giảm rõ rệt các triệu chứng đau dạ dày của các mẹ bầu nhờ vào tác dụng giải phóng lượng axit đang quá cao bên trong cơ thể.

4. Hỗn hợp nước ép cà rốt, dưa chuột, củ cải trắng

Bà bầu bị đau bao tử phải làm sao? Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu với nước ép rau củ sẽ giúp các mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong khâu chế biến.

Mặt khác, chất beta-carotene trong cà rốt và các chất dinh dưỡng trong dưa leo củ cải đường giúp bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày, điều trị các vấn đề của viêm loét dạ dày hiệu quả.

Cách làm vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần rửa sạch nguyên liệu rồi ép tất cả thành 1 hỗn hợp nước ép và uống mỗi ngày.

chữa đau dạ dày cho bà bầu 3
Nước ép rau củ sẽ giúp mẹ rất nhiều khi bị đau dạ dày

5. Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày ở bà bầu

Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng, nồng độ acid lauric dồi dào trong dầu dừa có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại. Đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và hạn chế hoạt động của nấm candida ở trong cơ quan tiêu hóa.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng dầu dừa:

  • Dùng 1 thìa dầu dừa uống trực tiếp trước khi ăn khoảng 30 phút. Các acid béo từ dầu dừa sẽ có thể bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Ngoài ra có thể hòa tan 1 thìa dầu dừa với khoảng 100ml nước ấm và uống ngay khi bị đau dạ dày. Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu này cũng có thể áp dụng vào trước khi ăn nếu bạn cảm thấy khó chịu khi uống dầu dừa trực tiếp.

Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu: tắm nước ấm hay chườm ấm

Đây là chữa đau dạ dày cho bà bầu đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng áp dụng khi bị đau dạ dày. Nó có thể khiến cho các cơn đau dạ dày được cải thiện một cách nhanh chóng.

Tất cả là nhờ vào cơ chế làm giãn các cơ bắp trong dạ dày. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong đường ruột. Từ đó giúp cho dạ dày nói riêng và các cơ quan tiêu hóa nói chung hoạt động hiệu quả hơn.

Mỗi khi cơn đau dạ dày bùng phát, bà bầu có thể duy trì thói quen tắm nước ấm với tần suất khoảng 1 – 2 lần/ ngày. Thêm vào đó có thể sử dụng túi nước nóng để chườm trực tiếp lên vùng bụng khoảng 2 – 3 lần/ ngày, 20 phút/ lần.

Đây cũng là cách trị đau bao tử cho bà bầu hợp lý. Chú ý đến nhiệt độ của túi chườm, bởi nếu quá nóng có thể khiến da bị kích ứng và tổn thương.

Những điều kiêng kỵ đối với bà bầu khi bị bệnh đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, mẹ cần lưu ý tránh những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối tránh những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chất cồn, những đồ ăn quá cay, nóng, những đồ ăn quá chua.
  • Sử dụng thuốc đau dạ dày theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, để tránh việc bệnh đau dạ dày không đỡ mà lại làm tổn thương đến thai nhi.
  • Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày.
  • Nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn.
  • Tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.
  • Phòng tránh căng thẳng, stress khi mang thai.
  • Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.
  • Những thức ăn được khuyên dùng nếu đau dạ dày khi mang thai là trứng và sữa vì chúng hỗ trợ giảm tiết dịch vị; khoai tây, cháo…

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Nếu lỡ bị đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì chỉ cần chữa đau dạ dày cho bà bầu đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Tuy nhiên thai phụ cũng cần chú ý phải đi khám sức khỏe thường xuyên để đảm bảo bệnh không phát triển quá nhanh làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Tâm Minh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x