Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực tế, việc mẹ bầu mất ngủ không tác động tiêu cực đến sự phát triển của con. Nhờ lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc, thai nhi sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu bên ngoài khiến mẹ khó ngủ. Tuy nhiên, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, như kiệt sức, biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Từ đó, dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Trong các tư thế nằm ngủ, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại giữa hai đầu gối. Tư thế nằm này sẽ giúp bà bầu cảm thấy thoải mái và dễ ngủ ngon hơn. Hơn nữa, tư thế nằm ngủ này cũng giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ, hạn chế tình trạng phù nề cũng như đau lưng và đau đầu gối. Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kì, nằm nghiêng về bên trái là tư thế nằm ngủ có lợi nhất cho sức khỏe bà bầu.
Bà bầu thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, chỉ nên uống nhiều nước vào ban ngày. Buổi tối, nhất là thời gian trước khi đi ngủ bầu nên hạn chế uống nước. Uống nước quá nhiều sẽ làm “tần suất” bạn ghé thăm toilet tăng lên. Việc này sẽ chẳng tốt cho giấc ngủ của mẹ bầu chút nào, nhỉ!
Tập thể dục khi mang thai rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Cơ bắt được co giãn thường xuyên sẽ giúp mẹ tránh tình trạng chuột rút ở chân khi ngủ. Tuy nhiên, bầu nên tránh tập thể dục trước khi đi ngủ 2-3 tiếng, nhất là những bài tập đòi hỏi nhiều sức lực. Vận động sẽ mang lại sự hưng phấn cho bạn để có giấc ngủ ngon, nhưng sự hưng phấn cận kề giờ lên giường thì chắc chắn sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Các chuyên gia khuyến khích bà bầu mất ngủ nên uống sữa nóng trước khi ngủ. A-xít aminol tryptophan trong sữa sẽ giúp tăng cường chất serotonin lên não giúp mi mắt dễ bị “sụp” xuống, bà bầu cũng dễ buồn ngủ hơn. Lưu ý: Tránh xa những món chiên, rán nhiều dầu, nhất là vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Chúng sẽ làm tình trạng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn, nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ khi mang thai.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất. Thả lỏng tinh thần bằng cách đọc sách, xem phim, đi dạo… là những cách giúp bà bầu dễ ngủ hơn.
Nếu đã áp dụng hết những cách giúp bà bầu dễ ngủ nhưng tình trạng vẫn không khá hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Mất ngủ về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, từ đó dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ, trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ. Sử dụng thuốc bừa bài có thể gây hậu quả khôn lường.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.