Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Minh Châu Văn
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 3 ngày trước

16+ cách giải cảm cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả

16+ cách giải cảm cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả
Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe. Thế nhưng, đôi khi cảm cúm, cảm lạnh vẫn có thể “ghé thăm” thai phụ bất ngờ. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, cảm lạnh, cảm cúm có thể khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, việc tìm hiểu cách giải cảm cho bà bầu an toàn, hiệu quả là điều cần thiết để mẹ nhanh chóng hồi phục.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn cho mẹ và bé. Vậy cách giải cảm cho bà bầu nào hiệu quả, tự nhiên và an toàn? Hãy cùng khám phá những phương pháp đơn giản giúp mẹ bầu nhanh hồi phục và tăng cường sức khỏe trong bài viết dưới đây của MarryBaby!

1. Bật mí 8 cách giải cảm cho bà bầu theo dân gian, vừa an toàn vừa hiệu quả

1.1. Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng

Gừng vừa là một loại gia vị quen thuộc, vừa là phương thuốc dân gian giúp bà bầu giải cảm an toàn và hiệu quả. Với đặc tính ấm, vị cay nồng và giàu hợp chất chống viêm, kháng khuẩn, gừng giúp mẹ bầu làm ấm cơ thể, giảm ho, long đờm và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng:

  • Uống trà gừng: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng, đun sôi với nước khoảng 10-15 phút. Mẹ bầu có thể thêm mật ong hoặc nước cốt chanh để tăng hương vị và công dụng. Để đạt hiệu quả, mẹ nên uống 2-3 ly trà gừng ấm mỗi ngày.
  • Thêm gừng vào món ăn: Mẹ có thể xay nhuyễn gừng và cho vào cháo, súp để vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giữ ấm cơ thể.
  • Xông hơi với gừng: Đun nước sôi với gừng và dùng hơi nước để xông mặt giúp thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi.
  • Uống nước gừng sắc: Gừng thái nhỏ, đun sôi với khoảng 2 ly nước, đợi sắc còn khoảng 1 ly rồi lọc bỏ bã, uống khi còn ấm để giảm các triệu chứng cảm cúm.

Gừng không chỉ là cách giải cảm cho bà bầu hiệu quả mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho dạ dày và an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên dùng quá nhiều gừng nhé.

1.2. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi

Là một “kháng sinh tự nhiên”, tỏi có thể giúp mẹ bầu phòng và trị cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Chất allicin trong tỏi có khả năng diệt vi khuẩn và virus gây bệnh, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là một số cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi:

  • Xông mũi bằng tỏi: Giã nhuyễn 3-5 tép tỏi, vắt lấy nước và pha loãng để xông mũi, giúp giảm nghẹt mũi, thông đường hô hấp.
  • Ngửi tỏi tươi: Giã nát vài nhánh tỏi, cho vào chén nhỏ và đặt gần mũi để hít hơi tỏi, giúp sát khuẩn đường hô hấp.
  • Uống nước tỏi: Tỏi giã nhuyễn pha với nước ấm để uống giúp giảm các triệu chứng cảm cúm nhanh hơn.
  • Thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày: Xào rau với tỏi, nấu canh thêm tỏi hoặc ăn tỏi ngâm giấm để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
  • Mặc dù tỏi rất tốt nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều tỏi sống vì có thể gây kích ứng dạ dày. Nếu muốn áp dụng cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

    1.3. Uống chanh mật ong

    Chanh mật ong là phương thuốc giải cảm tự nhiên cho bà bầu.
    Chanh mật ong là phương thuốc giải cảm tự nhiên cho bà bầu.

    Mẹ bầu bị cảm phải làm sao? Một trong những cách giải cảm cho bà bầu không dùng thuốc mà vẫn đảm bảo hiệu quả là uống nước chanh pha mật ong. Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh và giúp giảm đờm hiệu quả. Trong khi đó, mật ong với đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ cũng giúp làm dịu cơn đau họng, giảm ho và nâng cao sức đề kháng.

    Cách giải cảm cho bà bầu bằng chanh mật ong:

    • Pha 1-2 muỗng mật ong với nước ấm.
    • Thêm ½ quả chanh vắt lấy nước cốt, khuấy đều và uống khi còn ấm.
    • Mẹ bầu có thể uống mỗi ngày 1-2 lần để hỗ trợ quá trình hồi phục.

    Ngoài việc giúp giải cảm, giảm ho, hỗn hợp chanh mật ong còn giúp bà bầu thư giãn, giảm căng thẳng và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc có vấn đề về dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    1.4. Dùng lá tía tô chữa cảm cúm cho bà bầu

    Lá tía tô từ lâu đã được biết đến là vị thuốc dân gian giúp giải cảm, giảm ho, trị đau đầu nhờ đặc tính cay, ấm và khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Khi kết hợp cùng kinh giới, bài thuốc này càng phát huy hiệu quả, giúp mẹ bầu cải thiện các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng.

    Cách giải cảm cho bà bầu bằng tía tô và kinh giới:

    • Rửa sạch một nắm lá tía tô và một nắm kinh giới.
    • Đun sôi lá tía tô và kinh giới với 2 chén nước, đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì tắt bếp.
    • Uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

    Ngoài biện pháp uống nước lá tía tô chữa cảm cúm cho bà bầu, các mẹ cũng có thể nấu cháo trứng lá tía tô để ăn khi còn nóng, giúp cơ thể toát mồ hôi, đào thải độc tố và giảm triệu chứng cảm cúm nhanh hơn. Các công thức nấu cháo với lá tía tô để giải cảm cho mẹ bầu sẽ được đề cập bên dưới.

    1.5. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng hành tây

    Nhờ chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, hành tây vừa hỗ trợ hệ miễn dịch của bà bầu vừa có tác dụng kháng viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp do các tác nhân gây bệnh cảm.

    Cách giải cảm cho bà bầu bằng hành tây:

  • Nước hành tây: Cắt lát mỏng hành tây rồi cho vào chén nước sôi, đậy nắp và để khoảng 10-15 phút. Sau đó, lọc lấy nước uống khi còn ấm để làm dịu cổ họng và hỗ trợ tăng cường đề kháng.
  • Hành tây nướng: Mẹ bầu cũng có thể nướng mềm hành tây để ăn cùng các món khác.
  • Xông hơi với hành: Đun sôi hành tây trong nước rồi dùng hơi nước để xông mặt giúp giảm nghẹt mũi, thông đường hô hấp.
  • Hành tây hấp mật ong: Bóc vỏ, rửa sạch và cắt hành tây thành lát mỏng, đem hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Để nguội hành rồi trộn với mật ong và chắt nước cốt uống. Cách này giúp làm dịu họng, giảm ho và tăng cường sức đề kháng.
  • Mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp này liên tục trong 3-4 ngày để giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi kéo dài, mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

    1.6. Cách giải cảm cho bà bầu bằng hành lá

    Cháo hành có thể giúp giải cảm cho bà bầu.
    Cháo hành có thể giúp giải cảm cho bà bầu.

    Hành lá là một nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời cũng là một phương thuốc dân gian giúp giải cảm, giảm ho và làm thông thoáng đường hô hấp.

    Cách giải cảm cho bà bầu bằng hành lá:

    • Cháo hành: Một chén cháo hành nóng giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa, làm ấm cơ thể và thúc đẩy tiết mồ hôi, từ đó giúp giải cảm nhanh hơn.
    • Uống nước hành: Bạn đun 60g hành lá với một chén nước. Nước sôi thì bạn lọc bỏ lá và lấy nước uống.

    1.7. Dùng mùi tàu giải cảm cho bà bầu

    Mùi tàu (ngò gai, mùi gai) là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, đồng thời cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng giải cảm, giảm ho, thông mũi nhờ đặc tính ấm, cay, đắng. Khi kết hợp cùng ngải cứu, gừng tươi và cúc tần, bài thuốc này sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng cảm một cách hiệu quả và an toàn.

    Cách giải cảm cho bà bầu bằng mùi tàu:

    • Rửa sạch và thái nhỏ 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần và 10g gừng tươi.
    • Đun sôi các nguyên liệu với 400ml nước đến khi sắc còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
    • Uống khi còn ấm, mỗi ngày 2 lần.

    Mẹ bầu có thể kết hợp với việc đắp khăn ấm để giúp cơ thể tiết mồ hôi, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục.

    1.8. Xông lá thảo dược trị cảm cúm cho bà bầu

    Xông lá thảo dược là cách giải cảm cho bà bầu tại nhà.
    Xông lá thảo dược là cách giải cảm cho bà bầu tại nhà.

    Xông hơi bằng lá thảo dược là một phương pháp dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm. Hơi nước từ các loại thảo dược giúp thông mũi, giảm nghẹt, làm ấm cơ thể và hỗ trợ đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi.

    Các loại lá thường được sử dụng bao gồm vỏ bưởi, sả, gừng, lá chanh và húng quế. Những nguyên liệu này có tính ấm, vị cay, giúp sát khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

    Cách xông lá thảo dược giải cảm cho bà bầu:

  • Rửa sạch khoảng 50-100g lá xông kể trên, cho vào nồi rồi đổ nước ngập lá, đậy nắp và đun sôi.
  • Khi nước sôi, tiếp tục đun trong 3-5 phút rồi tắt bếp.
  • Đặt nồi nước xông ở vị trí thích hợp, mở hé nắp nồi, trùm kín người và nồi nước bằng một chiếc chăn hoặc khăn lớn rồi hít thở đều để hơi nước thảo dược thấm vào mũi, giúp làm sạch vi khuẩn và thông đường hô hấp.
  • Xông hơi trong khoảng 15-30 phút tùy khả năng chịu đựng, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo sạch để tránh nhiễm lạnh.
  • Mẹ bầu bị cảm nên xông liên tục trong 2-3 ngày để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố. Sau khi xông, mẹ có thể uống nước ấm như trà gừng, trà chanh mật ong hoặc ăn cháo giải cảm để làm ấm cơ thể và tăng hiệu quả chữa bệnh.

    Lưu ý

    Dù các phương pháp dân gian khá an toàn, mẹ bầu vẫn cần lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cảm cúm kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn.

    2. Hướng dẫn 7 cách nấu cháo giải cảm cho bà bầu

    2.1. Cháo trứng gà, tía tô giải cảm

    Nguyên liệu:

    • 200g gạo
    • 2 quả trứng gà so
    • 1 nhúm lá tía tô
    • Vài cọng hành lá

    Cách nấu cháo trứng gà, tía tô giải cảm cho bà bầu:

    • Ngâm gạo cho nở ra rồi vo gạo, cho thêm nước rồi nấu thành cháo.
    • Rửa rau tía tô và hành lá bằng nước vo gạo rồi thái nhỏ.
    • Khi cháo nhừ, nêm gia vị gồm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng canh nước mắm. Đập trứng gà vào khuấy đều cho chín trứng rồi tắt bếp.
    • Múc cháo ra chén, thêm hành lá, lá tía tô rồi ăn nóng để tăng hiệu quả giải cảm.

    2.2. Cháo gỏi gà tía tô

    Cháo gà tía tô giúp giải cảm cho mẹ bầu.
    Cháo gà tía tô giúp giải cảm cho mẹ bầu.

    Nếu bạn đang thắc mắc “Bà bầu bị cảm nên ăn gì?” thì cháo gỏi gà tía tô là sự lựa chọn hoàn hảo.

    Nguyên liệu:

    • 200g gạo nếp
    • ½ con gà (có thể bỏ da nếu mẹ bầu không thích cháo nhiều mỡ)
    • Lá tía tô, húng quế, hành, ngò (rau mùi)
    • Vài củ hành tím, hành tây

    Cách nấu cháo gỏi gà tía tô giải cảm cho bà bầu:

    • Ngâm gạo nếp cho nở ra rồi vo sạch, cho vào máy xay nát một chút (như gạo tấm) để nấu cháo nhanh nhừ.
    • Rửa rau tía tô, rau húng quế và hành lá bằng nước vo gạo rồi thái nhỏ.
    • Luộc gà với vài củ hành tím đã lột vỏ, vài lát gừng, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm.
    • Đến khi gà chín thì vớt gà ra, để nguội rồi xé nhỏ, sau đó trộn đều với ¼ muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê dầu ăn, 1 nhúm muối, tiêu, một ít hành phi và hành tây thái múi cau.
    • Cho gạo nếp vào nồi nước luộc gà để nấu thành cháo, thỉnh thoảng khuấy đều cháo.
    • Cháo chín thì nêm nếm đường và nước mắm cho hợp khẩu vị, khuấy đều rồi tắt bếp.
    • Múc cháo ra chén, thêm hành, ngò, rau tía tô, rau húng quế và ăn nóng cùng gỏi gà.

    2.3. Cháo thịt bằm, tía tô

    Nguyên liệu:

    • 1 chén gạo tẻ, 1 ít gạo nếp
    • 200g thịt heo băm nhuyễn
    • 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây
    • 1 nắm lá tía tô
    • Hành lá, gừng

    Cách nấu cháo thịt bằm, tía tô giải cảm cho bà bầu:

    • Vo sạch rồi rang gạo (không cho dầu ăn) đến khi gạo chuyển màu trắng ngà là được.
    • Cho gạo và 1,5 lít nước lọc vào nồi, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và ninh thêm 25-30 phút. Thỉnh thoảng khuấy đều cháo.
    • Ướp thịt heo với ½ muỗng canh hạt nêm, 1 ít muối, tiêu xay, trộn đều để trong 15 phút.
    • Cắt hạt lựu cà rốt và khoai tây. Thái nhỏ tía tô và hành lá. Khi nấu cháo được 20 phút thì cho cà rốt và khoai tây vào nấu chung.
    • 10 phút sau, cho thịt vào cháo, đánh tơi, sau đó nêm muối, hạt nêm, nước mắm.
    • Thịt chín thì cho lá tía tô vào, trộn đều và tắt bếp.
    • Múc cháo ra tô, cho ít hành lá, tiêu xay, gừng và tía tô vào ăn nóng.

    2.4. Cháo sườn

    Nguyên liệu:

    • ½ chén gạo
    • 300g sườn heo
    • Hành lá, rau mùi (ngò rí), hành tím phi

    Cách nấu cháo sườn giải cảm cho bà bầu:

    • Sườn chặt khúc vừa ăn sau đó cho vào nồi trụng sôi trong 2 phút rồi vớt ra, rửa sơ với nước nguội.
    • Đun sôi 1 lít nước rồi cho sườn vào, đậy nắp hầm với lửa vừa.
    • Vo gạo rồi ngâm trong 3 giờ cho mềm, sau đó chắt nước, để ráo và xay nát như gạo tấm.
    • Nồi thịt hầm được 30 phút thì mở nắp, hớt bọt rồi cho gạo vào nấu chung.
    • Thái mỏng hành tím, thái nhuyễn rau mùi và hành lá. Thái khúc phần đầu hành lá.
    • Thêm muối, hạt nêm vào nồi cháo cho vừa ăn. Cho đầu hành lá vào. Tắt bếp.
    • Múc cháo ra tô, cho rau mùi và hành lá, hành phi, tiêu vào ăn nóng.

    2.5. Cháo đậu xanh

    Nguyên liệu:

    • ¼ chén gạo tẻ
    • 50g đậu xanh
    • 1 nhúm rau tía tô rửa sạch

    Cách nấu cháo đậu xanh giải cảm cho bà bầu:

    • Ngâm gạo và đậu xanh riêng trong 30 phút.
    • Cho gạo vào nồi nước ninh trong 30 phút để nấu thành cháo, vặn nhỏ lửa.
    • Cho đậu xanh vào nồi cháo, nêm 1 muỗng cà phê muối, đun đến khi đậu xanh nhuyễn.
    • Tắt bếp, múc cháo ra chén, cho tía tô vào trộn đều lên và thưởng thức.
    Hướng dẫn mẹ bầu cách nấu cháo đậu xanh giải cảm.
    Hướng dẫn mẹ bầu cách nấu cháo đậu xanh giải cảm.

    2.6. Cháo lươn, khoai lang tím

    Nguyên liệu:

    • 50g gạo tẻ + 50g gạo nếp
    • 100g lươn
    • 70g khoai lang tím

    Cách nấu cháo lươn, khoai lang tím giải cảm cho bà bầu:

    • Ngâm gạo 30 phút rồi cho vào nồi, thêm nước nấu thành cháo.
    • Khoai tím thái hạt lựu. Sau khi nấu cháo được 30 phút thì cho khoai tím vào nấu cùng.
    • Lóc và thái khúc thịt lươn. Xay nhuyễn xương. Đun sôi thịt lươn trong 5 phút.
    • Vớt thịt lươn ra, ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm trong 5 phút.
    • Đổ nước xương lươn đã xay và thịt lươn vào nồi cháo. Đun thêm cho cháo, lươn và khoai đều nhừ rồi tắt bếp.
    • Múc cháo lươn khoai lang ra tô, dùng nóng giải cảm.

    2.7. Cháo thịt bò, nấm rơm

    Nguyên liệu:

    • 1 chén gạo tẻ + ½ chén gạo nếp
    • 500g thịt bò xay nhuyễn
    • 200g nấm rơm
    • 1 nhánh gừng
    • 1 củ hành tím
    • Hành, ngò rí (rau mùi), tỏi

    Cách nấu cháo thịt bò, nấm rơm giải cảm cho bà bầu:

    • Vo sạch rồi rang gạo (không cho dầu ăn) đến khi gạo ngả vàng là được.
    • Cho gạo, gừng, một chút đường, một chút muối và nước vào nồi, ninh thành cháo trong 30 phút.
    • Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, một ít tiêu. Sau đó xào thịt bò với hành tím băm, tỏi bằm và vài lát gừng. Thịt sắp chín thì cho 2 muỗng canh nước tương vào.
    • Cho nấm đã sơ chế vào xào chung với thịt bò. Rắc tiêu vào cho thơm.
    • Cho thịt bò và nấm rơm vào nồi cháo, khuấy đều rồi tắt bếp.
    • Múc cháo ra chén, thêm hành, rau mùi băm nhỏ, gừng băm, tiêu, ăn nóng để giải cảm.

    3. 8 cách giải cảm cho bà bầu tại nhà khoa học

    3.1. Nghỉ ngơi và giữ ấm

    Mẹ bầu bị cảm nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
    Mẹ bầu bị cảm nên nghỉ ngơi nhiều hơn.

    Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ là cách giải cảm cho bà bầu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục khi bị cảm cúm, cảm lạnh. Do hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm trong thai kỳ, việc duy trì thân nhiệt ổn định và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ hỗ trợ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn.

    Mẹ bầu nên mặc quần áo đủ ấm, tránh tiếp xúc với gió lạnh, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh. Đặc biệt, thai phụ bị cảm cần hạn chế tắm muộn vào ban đêm. Nếu cần phải tắm thì nên tắm nước ấm và tắm nhanh để tránh nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ ấm cổ họng và đường hô hấp bằng cách uống nước ấm, hạn chế sử dụng nước lạnh hoặc đồ uống có đá. Khi ngủ, các mẹ có thể đắp chăn, đặc biệt là vùng bụng và lưng để tránh cảm lạnh.

    Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị cảm lạnh, cảm cúm cũng cần nghỉ ngơi để cơ thể có đủ năng lượng chống lại bệnh tật. Việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục. Do đó, các mẹ cần ngủ đủ giấc và giữ không gian phòng thoáng đãng, yên tĩnh để có giấc ngủ sâu. Khi ngủ, hãy kê gối cao hơn để giảm nghẹt mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn. Mẹ cũng có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc tập hít thở sâu để giảm căng thẳng, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Đặc biệt, các mẹ không nên làm việc nặng, nhất là trong giai đoạn bệnh đang diễn biến nặng.

    Một số mẹ bầu đang làm việc trong môi trường có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh hoặc dễ tiếp xúc với virus, vi khuẩn nên đặc biệt chú ý giữ ấm và nghỉ ngơi hợp lý. Các ngành nghề có nguy cơ cao bao gồm:
    • Nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, điều dưỡng…) thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.
    • Nhân viên làm việc trong kho lạnh, siêu thị, nhà máy chế biến thực phẩm, nơi có nhiệt độ thấp.
    • Giáo viên, nhân viên văn phòng làm việc trong không gian kín, có nguy cơ lây nhiễm từ đồng nghiệp.
    Đối với mẹ bầu thuộc các nhóm nghề nghiệp trên, việc giữ gìn sức khỏe càng trở nên quan trọng. Nếu cảm cúm kéo dài hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

    3.2. Uống nhiều nước

    Khi mẹ bầu bị cảm, các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũisốt có thể gây mất nước đáng kể. Để bù đắp lượng nước đã mất và hỗ trợ quá trình hồi phục, cách giải cảm cho bà bầu có thể dễ dàng thực hiện là tăng cường bổ sung nước thông qua các loại đồ uống như nước ấm, súp, cháo loãng và nước ép trái cây.

    Uống nước ấm thường xuyên sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi và giữ ẩm cho niêm mạc hô hấp, từ đó giảm khó chịu và hỗ trợ quá trình đào thải tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nghẹt mũi vào ban đêm, một ly nước ấm trước khi ngủ có thể giúp giảm triệu chứng, mang lại giấc ngủ sâu và dễ chịu hơn.

    Bên cạnh nước lọc, mẹ bầu có thể lựa chọn một số loại nước uống có lợi như:

    • Trà gừng mật ong giúp làm ấm cơ thể, giảm ho và hỗ trợ tiêu hóa.
    • Nước chanh ấm giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch và làm dịu cổ họng.
    • Súp gà cung cấp dinh dưỡng, giúp giảm mệt mỏi và hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh cảm.
    • Nước ép cam, bưởi giàu chất chống oxy hóa, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

    Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh đồ uống có chứa caffeine hoặc nước đá lạnh vì có thể làm cơ thể mất nước nhanh hơn hoặc gây kích thích cổ họng, khiến triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh kéo dài.

    Uống nước lọc thường xuyên là cách giải cảm cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả.
    Uống nước lọc thường xuyên là cách giải cảm cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả.

    3.3. Súc miệng bằng nước muối

    Súc miệng bằng nước muối là một cách giải cảm cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, virus và làm dịu các triệu chứng viêm họng khi bị cảm. Việc súc miệng thường xuyên có thể giúp giảm đau họng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối tại nhà theo cách sau:

    • Khuấy tan 1 muỗng cà phê muối trong 250ml nước ấm.
    • Súc miệng trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
    • Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

    3.4. Thông mũi

    Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất khi mẹ bầu bị cảm cúm, gây khó thở và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

    • Nhỏ nước muối sinh lý: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi giúp làm ẩm niêm mạc, loãng dịch nhầy và giảm viêm.
    • Xông hơi: Xông hơi với nước nóng có thể giúp làm loãng dịch nhầy và làm dịu niêm mạc mũi. Mẹ bầu có thể thêm tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm để tăng hiệu quả thông mũi.
    • Chườm nóng: Dùng khăn ấm chườm nhẹ quanh vùng mũi và xoang giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng và giảm nghẹt mũi.
    • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước giúp dịch nhầy trong mũi loãng hơn, từ đó dễ dàng tống ra ngoài và giảm nghẹt mũi.
    • Thay đổi tư thế ngủ: Mẹ bầu nên nằm nghiêng và kê cao đầu bằng gối để giảm áp lực lên đường hô hấp, giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn.
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí trong nhà quá khô, máy tạo độ ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm thích hợp, giảm tình trạng khô mũi và nghẹt mũi.

    Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh hít ngược dịch nhầy vào trong. Thay vào đó, mẹ nên xì mũi đúng cách để loại bỏ dịch nhầy ra ngoài. Khi xì mũi, nên bịt một bên lỗ mũi và xì nhẹ lỗ còn lại để tránh gây áp lực lên xoang.

    3.5. Sử dụng máy phun sương

    Không khí khô có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng cảm cúm như ho, ngứa cổ họng và đau họng. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương là một giải pháp hiệu quả giúp mẹ bầu giảm bớt khó chịu và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

    Cách giải cảm cho bà bầu bằng máy phun sương giúp:

    • Duy trì độ ẩm không khí, làm mềm dịch nhầy trong mũi, giúp mẹ bầu dễ thở hơn.
    • Giảm tình trạng khô họng, hạn chế kích ứng niêm mạc, giảm ho.
    • Hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn, đặc biệt khi mẹ bầu bị nghẹt mũi về đêm.
    Máy phun sương tạo ẩm giúp giải cảm cho bà bầu.
    Máy phun sương tạo ẩm giúp giải cảm cho bà bầu.

    3.6. Xông hơi, tắm nước ấm

    Xông hơi và tắm nước ấm là những cách giải cảm cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và làm ẩm đường mũi, hỗ trợ cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Nếu bị chóng mặt do cảm, mẹ bầu có thể ngồi trên ghế và tắm bằng vòi sen hoặc dùng bọt biển lau người để tránh mất sức.

    Xông hơi cũng giúp làm thông thoáng đường hô hấp, làm loãng dịch nhầy và hỗ trợ cơ thể loại bỏ dịch nhầy dễ dàng hơn. Cách xông hơi tại nhà giải cảm cho bà bầu:

    • Cho nước sôi vào thau cỡ vừa và đặt lên mặt bàn.
    • Dùng khăn trùm kín đầu và cúi mặt vào thau nước, giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng.
    • Nhắm mắt, hít sâu vào bằng mũi và thở ra từ từ trong 10-15 giây mỗi nhịp.
    • Có thể thêm tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp để tăng hiệu quả làm dịu đường hô hấp.

    3.7. Dùng túi chườm nóng và lạnh quanh xoang

    Chườm nóng và chườm lạnh quanh xoang là hai cách giải cảm cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả, giúp giảm bớt khó chịu khi bị cảm cúm hay cảm lạnh.

    • Chườm nóng giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm nghẹt mũi và làm thông thoáng đường hô hấp. Mẹ có thể dùng khăn ẩm làm nóng trong lò vi sóng khoảng 1 phút rồi đặt lên vùng mũi và xoang để hỗ trợ thông mũi.
    • Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, đau và hạ sốt, mang lại cảm giác dễ chịu. Nếu không có túi chườm lạnh chuyên dụng, mẹ bầu có thể dùng túi đậu đông lạnh bọc trong khăn mỏng.

    Việc kết hợp cả hai phương pháp này có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian bị cảm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không chườm trực tiếp lên da quá lâu để tránh kích ứng hoặc bỏng lạnh.

    3.8. Duy trì chế độ ăn khoa học

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ bầu hồi phục nhanh chóng khi bị cảm. Một thực đơn khoa học, giàu dinh dưỡng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm sau:

    • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, chanh, ớt chuông… giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
    • Thực phẩm chứa aspirin tự nhiên: Việt quất chứa acetylsalicylic acid – thành phần chủ chốt trong thuốc aspirin, giúp giảm viêm, hạ sốt và giảm đau nhức cơ thể.
    • Thực phẩm giàu hợp chất thực vật (phytochemical): Hành tây chứa nhiều phytochemical có tác dụng hỗ trợ giảm viêm nhiễm, nhất là viêm phế quản và ho.
    • Thực phẩm chứa catechin: Trà đen và trà xanh có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng sức đề kháng.
    • Gia vị có tính ấm: Gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ loại bỏ virus, vi khuẩn.

    Việc kết hợp một chế độ ăn uống khoa học với các biện pháp hỗ trợ khác như nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp bà bầu bị cảm nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

    Kết luận

    Bị cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều khó chịu, nhưng nếu thai phụ áp dụng cách giải cảm cho bà bầu đúng theo những hướng dẫn trong bài viết thì cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục mà không cần dùng thuốc. Những phương pháp tự nhiên như bổ sung dinh dưỡng, giữ ấm, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ bầu vượt qua cơn cảm lạnh, cảm cúm an toàn.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Colds and flu during pregnancy and breastfeeding https://www.pregnancybirthbaby.org.au/cold-and-flu-during-pregnancy Ngày truy cập: 13/02/2025

    Which Cold & Flu Medication Is Safe to Take During Pregnancy? | UNM Health Blog | Albuquerque, New Mexico https://unmhealth.org/stories/2022/02/cold-flu-medicine-safe-during-pregnancy.html Ngày truy cập: 13/02/2025

    Cough and Cold During Pregnancy: Treatment and Prevention https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/ Ngày truy cập: 13/02/2025

    Flu During Pregnancy: Symptoms, Risks & Prevention https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23104-flu-while-pregnant Ngày truy cập: 13/02/2025

    Common cold – NHS https://www.nhs.uk/conditions/common-cold/ Ngày truy cập: 13/02/2025

    Recent Advances in Bioactive Compounds, Health Functions, and Safety Concerns of Onion (Allium cepa L.) – PMC https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8339303/ Ngày truy cập: 13/02/2025

    x