Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Mẹ hãy áp dụng phương pháp chữa cảm lạnh dưới đây thay vì dùng thuốc nhé.
Cảm lạnh vốn là căn bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm. Nhưng với bà bầu thì đây lại là căn bệnh đáng sợ. Tâm trạng mệt mỏi, biếng ăn kèm theo hắt hơi, sổ mũi và rát họng sẽ khiến mẹ bầu thêm uể oải.
Mẹ bầu lại dễ mắc cảm lạnh và bệnh cúm hơn so với bình thường do hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Đặc biệt, bà bầu bị cảm lạnh không thể dùng các loại thuốc tây để trị dứt tình trạng ho, sổ mũi này. Sốt do cảm lạnh làm thân nhiệt tăng cao có thể tăng nguy cơ dị tật thai nhi trong những tuần đầu thai kỳ.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách hạ sốt cho bà bầu an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc
Một số món ăn quen thuộc có sẵn trong nhà có thể giúp bà bầu bị cảm lạnh đẩy lùi triệu chứng. Không phải ai cũng biết những cách giải cảm cho bà bầu vừa an toàn, tiết kiệm, vừa hiệu quả này.
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo và cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để toát mồ hôi. Triệu chứng cảm sẽ giảm đáng kể.
>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ bầu dùng miếng dán giảm đau có an toàn?
Nếu trong nhà có sẵn chanh đào ngâm mật ong/đường phèn, bà bầu bị cảm lạnh có thể pha nước ấm để uống hoặc ngâm nguyên lát chanh để giảm ho.
Nếu không có sẵn chanh ngâm, bạn có thử chưng chanh đào với mật ong và ăn nhiều lần trong ngày. Cả chanh và mật ong đều có tính sát khuẩn cao giúp giảm ho, rát họng.
Theo các chuyên gia, giấm táo giúp diệt virut vì nó tạo môi trường kiềm trong cơ thể, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn.
Bà bầu bị cảm lạnh nên pha 1 thìa giấm táo với 1 cốc nước ấm để súc miệng và uống hằng ngày. Áp dụng công thức này cho đến khi các triệu chứng cảm lạnh giảm hẳn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện
Cách trị cảm cho bà bầu bằng tỏi giúp sát trùng và chống viêm. Trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen và Aliin, Fitonxit, có công cụ diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất tốt cho bà bầu.
Cách đơn giản nhất để giảm cảm lạnh là mẹ có thể giã tỏi và cho vào nước nóng để xông mũi nhiều lần trong ngày. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cảm lạnh.
Bà bầu bị cảm lạnh với triệu chứng nhẹ chỉ cần ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô để cơ thể toát ra mồ hôi, điều đó sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn là cách trị cảm cúm an toàn cho mẹ và bé.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không và lời giải cho mẹ
Nước muối là dung dịch súc miệng tuyệt vời và có thể giúp bà bầu bị ho cảm thấy dễ chịu hơn.
Bà bầu bị cảm lạnh nên dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi và điều trị các bệnh viêm xoang.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng hợp cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả mà không ảnh hưởng thai nhi
Tìm cách trị dứt điểm tình trạng cảm lạnh hay tìm cách chữa viêm họng khi mang thai đều gặp khó khăn vì sử dụng thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ như sảy thai, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén… nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tất cả mọi đơn thuốc đều cần được bác sĩ chỉ định và thông qua. Mẹ bầu không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cảnh giác tác dụng của paracetamol với thai kỳ, mẹ bầu không nên xem nhẹ!
Ngoài một số mẹo ở trên thì mẹ có thể tham khảo cách xông hoặc cách đánh cảm cho bà bầu cũng rất có hiệu quả. Mẹ hoàn toàn có thể xông mặt và mũi bằng các loại lá dân gian như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Khi xông, chọn khoảng 5-7 loại, mỗi loại khoảng 50g – 100g, rửa sạch cho vào nồi lớn đổ ngập nước, đậy vung cho kín.
Đun sôi nồi lá xông chừng 3-5 phút. Sau đó mở hé nắp nồi cho hơi nóng thoát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, sau đó lấy khăn lau cho khô mặt.
Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, ho, cảm lạnh và cúm. Nếu tình trạng cảm ngày càng nặng và bạn cảm thấy mệt, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được cho thuốc phù hợp. Mẹ nên tránh những sai lầm sau:
– Bà bầu bị cảm lạnh không tự ý mua thuốc để uống
Hầu hết mọi người đều có thói quen mua thuốc trị cảm để uống ngay khi thấy có dấu hiệu ho, sổ mũi, người nhức mỏi.
Tuy nhiên, các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ nếu không được dùng đúng theo chỉ định từ bác sĩ dẫn đến sảy thai, dị tật thai, nhiễm độc thai nghén…
>>> Bạn có thể tham khảo: Đánh bay cảm cúm cho bà bầu nhờ tinh dầu tràm
– Bà bầu bị cảm lạnh nên thận trọng khi tự điều trị tại nhà
Hầu hết những bài thuốc dân gian đều lành tính với bà bầu nhưng tác dụng chậm. Song mẹ cũng không nên dùng quá liều lượng hoặc sai cách. Nếu thấy có bất kì bất thường nào, mẹ nên gọi điện cho bác sĩ để được hướng dẫn hoặc khám kịp thời.
Ngoài những cách trị cảm cho bà bầu kể trên, nếu muốn khỏe mạnh trong thai kỳ, mẹ nhớ thực hiện những điều sau nhé:
Những cách chữa cảm lạnh cho bà bầu tại nhà có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào mẹ bị bệnh nặng hay nhẹ, có đi kèm với bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác không. Khi mang thai, mẹ nên hạn chế đến những nơi chật chội, đông người hoặc tiếp xúc với người bệnh để giảm nguy cơ lây bệnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Flu & Pregnant Women
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/pregnant.htm
Truy cập ngày 29/06/2021
2. The flu jab in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/flu-jab/
Truy cập ngày 29/06/2021
3. Pregnancy and the flu
https://medlineplus.gov/ency/article/007443.htm
Truy cập ngày 29/06/2021
4. Is it safe to get a flu shot during pregnancy?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/influenza/faq-20058522
Truy cập ngày 29/06/2021
5. I’m Pregnant. Should I Get a Flu Shot?
https://kidshealth.org/en/teens/flu-pregnant.html
Truy cập ngày 29/06/2021