Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để tránh gây tác động xấu đến mẹ và thai nhi, các cách trị ho cho bà bầu với bài thuốc tự nhiên được rất nhiều bà bầu áp dụng. Dưới đây là những cách chữa ho đơn giản và bổ ích để giúp mẹ bầu trị dứt điểm cơn ho khó chịu.
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong bụng khi mình bị ho? Câu trả lời cho thắc mắc này phụ thuộc vào thể trạng của cơ thể mẹ và nguyên nhân gây bệnh.
Nếu cảm lạnh thông thường gây nên triệu chứng ho khan không quá nặng thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng xấu. Nước ối là môi trường bao bọc và bảo vệ thai nhi an toàn khỏi rung động, tiếng ồn và áp lực khi ho.
Nếu mẹ đang có tình trạng động thai, doạ sẩy, hay doạ sanh non, việc hạn chế tăng áp lực ổ bụng, mà điển hình là những cơn ho là điều cần tránh.
Nếu triệu chứng ho kéo dài làm cơ bụng căng nhiều, mẹ nên nhớ dùng tay đỡ bụng và vùng dưới bụng bầu để hạn chế việc co thắt tử cung.
Trong trường hợp mẹ ho do hen suyễn hay nhiễm trùng phổi… bé yêu có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, thai nhi có thể bị sinh non, dị tật. Mẹ nên đi khám bác sĩ khoa hô hấp để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất, tránh biến chứng xấu nhất đến thai nhi.
Bên cạnh đó, ho khi mang thai gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi g ho làm cho mẹ khó khăn khi ăn. Vì thế, mẹ cần phải ăn một bữa ăn lành mạnh và cân bằng.
Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, biểu hiện dưới dạng ho khúc khắc hay từng cơn, ho có đờm hoặc ho khan, đôi lúc kèm theo khò khè hay khó thở.
Để chữa ho, mẹ bầu có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau nhưng cần ưu tiên các liệu pháp thiên nhiên, an toàn và hữu hiệu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì để đẩy lùi cơn ho nhanh chóng?
Những biện pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả. Với cách trị ho bằng bột nghệ, mẹ làm như sau:
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể pha 1 thìa bột nghệ vào 1 cốc sữa rồi đun nóng. Việc uống một ít vào mỗi sáng và tối giúp trị ho cho bà bầu hiệu quả.
Hàm lượng pectin, đường và vitamin trong quất ngâm giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm cơn ho có đờm nhanh chóng. Mẹ có thể thực hiện như sau:
Chỉ cần ăn trong vòng 3-4 ngày, mẹ bầu sẽ hết ho ngay. Ăn quất ngâm là cách trị ho cho bà bầu vô cùng tuyệt vời với nguyên liệu tại nhà.
Tỏi là vị thuốc nổi tiếng với vị cay, tính ấm giúp sát trùng, kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch mẹ bầu và hỗ trợ chữa bệnh hô hấp như viêm họng, ho sổ mũi… Các mẹ chỉ cần dùng nước tỏi nướng uống vài lần sẽ được trị dứt điểm cơn ho vô cùng hiệu quả.
Phương pháp trị ho cho bà bầu với tỏi không nên dùng với các mẹ đang mắc bệnh về mắt, thận, tiêu chảy, viêm gan.
Sau khi gọt vỏ lê, mẹ cắt thành nhiều miếng nhỏ và trộn với đường phèn rồi đun cách thủy. Sau đó, mẹ bầu có thể ăn dần để giúp giảm cơn ho kéo dài.
Cam nướng là bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị ho cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối hiệu quả và an toàn.
Khi nướng cam, các hoạt chất trong vỏ và ruột cam giúp chưỡng bệnh hô hấp như cảm cúm, long đờm…
Bài thuốc mật ong hấp lá hẹ giúp giảm ho, viêm họng, khan tiếng hữu hiệu.
Mẹ không được nuốt ngay mà phải ngậm trong miệng tầm 5 giây để nước trôi dần vào cuống họng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm
Vị cay nóng của gừng giúp ấm bụng, giải cảm và làm dịu cơn ho cho bà bầu. Cách trị ho cho bà bầu phối hợp với chanh và mật ong, hỗn hợp này hỗ trợ trị ho hiệu quả và nhanh chóng.
Cách giảm ho cho bà bầu ho nhiều về đêm mẹ có thể tham khảo:
Nếu tình trạng ho nhiều về đêm kéo dài kèm theo sốt hoặc nôn nhiều, mẹ nên đi khám bác sĩ để hạn chế biến chứng tiềm ẩn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?
Dưới đây là những lưu ý bị ho khi mang thai mà các mẹ nên biết để chăm sóc tốt hơn:
Cách trị ho cho bà bầu bằng những bài thuốc dân gian giúp điều trị cơn ho thông thường, không có sốt, không đau ngực, không khó thở. Với triệu chứng ho kèm sốt, khạc đờm hay đau ngực… mẹ bầu phải sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Đơn thuốc của bác sĩ chữa ho cho bà bầu đảm bảo lợi ích điều trị cũng như tính an toàn cho thai nhi. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt là vào tháng đầu và những tháng đầu của thai kỳ.
Một số loại thuốc tốt điều trị ho cho mẹ bầu mà bác sĩ thường gợi ý (mẹ cần nhớ không tự ý mua dùng):
Với những cách trị ho cho bà bầu hiệu quả trên, các mẹ yên tâm rằng ho sẽ hết nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển ổn định.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Dry Cough During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/dry-cough-pregnancy-causes-symptoms-treatment/
Truy cập ngày 18/12/2021
2. Dry Cough During Pregnancy: Causes, Symptoms And Home Remedies
https://www.momjunction.com/articles/dry-cough-during-pregnancy_00390533/
Truy cập ngày 18/12/2021
3. Vaccinations in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vaccinations/
Truy cập ngày 18/12/2021
4. Cough And Cold Combinations (Oral Route)
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/cough-and-cold-combinations-oral-route/before-using/drg-20061164
Truy cập ngày 18/12/2021
5. Immunisation and pregnancy
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/immunisation-and-pregnancy
Truy cập ngày 18/12/2021