Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Đây là lúc mẹ phải lên chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp con phát triển, chuẩn bị sức khỏe, nơi sinh và đồ dùng cho bé.
Khi thai nhi được 27 đến 35 tuần tuổi, bạn sẽ phải gặp bác sĩ hai tuần/lần. Trong thời gian một tháng trước khi sinh, bạn sẽ gặp bác sĩ 1 tuần/lần.
Mặc dù bầu đã tập thể dục trong thời gian mang thai, nhưng chuyện đau lưng vào 3 tháng cuối thai kỳ là không thể tránh khỏi. Áp lực từ trọng lượng của thai nhi chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu này. Giải pháp hoàn hảo nhất bây giờ đó là: Mẹ bầu rất cần được massage. Anh xã chắc hẳn sẽ làm tốt nhiệm vụ này hằng đêm, bạn đừng ngại nhờ, mẹ bầu nhé!
Một hình hài bé nhỏ trong tử cung đang dần đến ngày phải “lộ diện” làm cơ thể mẹ bầu trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn. Vì vậy, không có gì là lạ nếu chuyện ăn uống của bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên khá khó khăn. Một vài mẹo trị ốm nghén được áp dụng vào 3 tháng đầu đã đến lúc được tái sử dụng.
3/ Ăn mặc đẹp là chuyện khá phù du
Với bụng bầu và cơ thể ục ịch ở 3 tháng cuối thai kỳ, chẳng có mẹ bầu nào nghĩ đến chuyện sắm đồ mặc đẹp làm gì nữa. Miễn sao mặc đồ gì thoải mái là được! Thông thường, những chiếc đầm bầu sẽ là trang phục được ưa chuộng nhất để mặc ở nhà, đi chợ, đi ăn, đi chơi, ra đường.
Lưu lượng máu gia tăng “dữ dội” và lên đến đỉnh điểm với bà bầu 3 tháng cuối. Vì vậy, chắc hẳn hiện tượng sưng chân tay, phù nề là không thể tránh khỏi. Những đôi giày mà bạn dùng trong tam cá nguyệt thứ 2 giờ đã không thể tiếp tục được mang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài việc phải sắm thêm giày mới, bạn cũng nên cố gắng vận động, đừng ngồi hay đứng một chỗ quá lâu để hạn chế tình trạng đáng ghét này.
3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Đây là lúc mẹ phải lên chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp con phát triển, chuẩn bị nơi sinh và đồ dùng cho bé.
Giai đoạn này thai nhi đã khá to và bắt đầu chèn ép đường ruột, cơ thể mẹ xuất hiện chứng ợ nóng và khó tiêu. Mẹ cần tránh xa các loại thực phẩm quá mặn, nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no, tốt nhất hãy chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ.
Protein, chất béo, sắt và canxin cần được bổ sung đầy đủ. Tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ. Mẹ nhớ uống đủ 2,5 lít nước hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và hạn chế táo bón.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ để bảo đảm dinh dưỡng cho bé cưng mà còn dùng làm năng lượng dự trữ để chuẩn bị cho mẹ trong cuộc hành trình “vượt cạn” sắp tới. Bạn có thể chăm sóc bản thân chi tiết theo lịch như sau:
Bạn có biết rằng đây chính là giai đoạn não bé phát triển mạnh mẽ nhất trong suốt thai kỳ? Não bé sẽ đạt đến 25% não người lớn và bé rất cần các axit béo để phát triển mắt, não và hệ thần kinh. Bạn có thể thêm một ít dầu thực vật khi chế biến các món ăn hàng ngày. Dầu oliu, hướng dương hoặc dầu mè là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hoặc thay vì ăn các loại bánh snack cho đỡ “buồn miệng”, bạn có thể “nhâm nhi” các loại hạt bí, hướng dương… Bạn cần bổ sung từ 70-80g chất béo mỗi ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn cần uống bổ sung dầu cá.
Ngoài ra, bạn cũng nhớ bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể. Tình trạng thiếu vitamin C có thể khiến bạn bị vỡ ối sớm và tăng nguy cơ sinh non. Vitamin C cũng giúp bạn hấp thụ sắt và canxi tốt hơn.
Táo bón và các bệnh về tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu sẽ mang lại nhiều khó chịu cho bạn trong giai đoạn này. Ngoài những nguyên nhân không thể tránh khỏi như sự thay đổi hormone khi mang thai, áp lực ngày càng lớn của thai nhi tác động lên vùng chậu và bàng quang…, bạn có thể phòng tránh táo bón bằng cách bổ sung nhiều chất xơ. Tránh các thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa mà nên chia nhỏ thành những bữa khác nhau trong ngày.
Các thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, cá, các thực phẩm giàu carbonhydrat như gạo, ngũ cốc sẽ giúp bạn dự trữ năng lượng cho công đoạn vượt cạn sắp tới. Đặc biệt, nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn hoàn toàn không được đụng đến những thực phẩm như tía tô, húng quế, thơm… thì đây chính là lúc bạn nên đưa chúng vào thực đơn của mình rồi đấy, những thực phẩm này sẽ giúp bạn co bóp tử cung tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong những tuần cuối cùng để tránh những “hiệu quả ngược” nhé!
Mặc dù đã từng mong muốn ngày dự sinh nhanh đến từ những ngày đầu mang thai, nhưng khi gần đến thời điểm hết hạn, bầu chỉ mong sao khoảnh khắc ấy đừng đến. Nỗi ám ảnh đau đẻ quá lớn làm bầu ước gì có thể kéo dài thời gian mang thai ở những tuần cuối của thai kỳ. Chẳng có sự chờ đợi nào lại chứa đựng cảm xúc lo lắng, hồi hộp và mâu thuẫn đến vậy vào những khoảnh khắc cuối cùng. Vừa mong được sớm gặp mặt con, vừa sợ phải đi đẻ – một cảm giác hết sức khó tả phải không bầu?
Chi phí sinh con khá tốn kém. Một vài bệnh viện lại không chấp nhận thanh toán dựa trên bảo hiểm. Do đó việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu chế độ bảo hiểm y tế của mình.
Sau khi tìm hiểu và “khoanh vùng” lựa chọn, ưu tiên tiếp theo mẹ nên dành cho vị trí địa lý và chi phí của bệnh viện. Ưu tiên tìm hiểu các bệnh viện gần nhà mẹ nhé. Nếu cơn chuyển dạ đến bất chợt, bệnh viện gần nhà sẽ kịp thời tiếp nhận và xử lý những tình huống xấu nhất.
Sau khi đã xác định bệnh viện, mẹ có thể tiếp tục tìm hiểu về dịch vụ thai sản như thời gian lưu trú, số lượng sản phụ trong phòng, số người được chăm sóc, các dịch vụ đi kèm.
Việc lên danh sách và sắm đồ dùng cho bé từ bây giờ sẽ giúp mẹ không thiếu sót hay lúng túng khi bé chào đời. Mẹ hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi để mua sắm quần áo và các đồ dùng cần thiết cho con nhé.
Quần áo, bình sữa và tã là ba vật dụng cần đặc biệt lưu ý khi mua. Đây là những sản phẩm sẽ tiếp xúc trực tiếp trên da và hệ tiêu hóa của bé.
Trước đây nhiều mẹ dùng tã vãi, sau này là đến miếng lót, và giờ nhiều bố mẹ đã bắt đầu dùng tã dán sơ sinh để thay thế vì nhờ thiết kế vừa vặn, thắm hút tốt, chống tràn và êm mềm. Nhiều bố mẹ hiện nay tìm đến loại tã dán mới Huggies dành cho bé sơ sinh cũng vì những tính năng đặc biệt nổi trội này. Vì da sơ sinh rất non nớt, nên các bố mẹ chú ý, tã cho bé sơ sinh phải là tã chăm sóc tốt nhất cho da bé.
Mẹ chuẩn bị những công việc trên trong 3 tháng cuối thai kỳ để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.