Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu chị em mang thai nào cũng nên quan tâm. Bởi vì dinh dưỡng trong thai kỳ có tính quyết định tới việc em bé sau khi chào đời có khỏe mạnh, thông minh hay không. Việc ăn các thực phẩm gây hại cho sức khỏe thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật, phát triển chậm hoặc tăng các nguy cơ mắc bệnh hậu sản cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, vì đây là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa và bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể.
Tam cá nguyệt thứ nhất bà bầu không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calorie mỗi ngày để cơ thể tăng thêm từ 1-2,5kg. Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm có chứa những dưỡng chất dưới đây.
Theo nghiên cứu, mẹ bầu bổ sung folate (axit folic) trước và trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp làm giảm đến 71% nguy cơ gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi, bao gồm dị tật nứt đốt sống (spina bifida) và dị tật thai vô sọ (anencephaly) – một dị tật khiến não bộ không thể phát triển hoàn thiện vì thiếu axit folic.
Không những thế, folate còn là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho việc tổng hợp – sửa chữa DNA, sản sinh tế bào mới, sản xuất hồng cầu và phát triển của các mô. Do đó, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu folate còn giúp mẹ và bé ngăn ngừa sớm được bệnh thiếu máu do thiếu folate.
Để ngăn ngừa thiếu máu, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu sắt vì đây là khoáng chất chính cấu tạo nên huyết sắc tố hemoglobin, giúp vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA có vai trò vai trò cân bằng nội môi cho mạch máu, làm tăng tính lưu động của màng tế bào, cải thiện quá trình hình thành synap (điểm tiếp hợp thần kinh) và tăng cường hoạt động của các tế bào cảm quang ở võng mạc mắt. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, việc bổ sung 1000mg DHA mỗi ngày còn có thể làm giảm thiểu tới 50% nguy cơ sinh non của mẹ.
Xem thêm: Bà bầu ăn cá bớp có tốt không? Dinh dưỡng tuyệt vời cho bà bầu
Nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn giàu protein giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng có thể gây dị tật thai nhi. Do đó, mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu protein để ngăn ngừa sớm tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ở trẻ, giúp trẻ đạt được các số đo về kích thước và cân nặng theo đúng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Trong những tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, khung xương của bào thai phát triển rất nhanh. Do đó, mẹ cần bổ sung vitamin D để giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, sẵn sàng cho thai nhi phát triển vượt trội về kích thước trong tam cá nguyệt kế tiếp.
Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin A trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề về mắt và tầm nhìn ở trẻ sơ sinh.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ nên bổ sung đầy đủ 650 mcg vitamin A/ngày thông qua việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin A. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, tiêu thụ vitamin A nhóm Retinoids – chẳng hạn như gan động vật, trứng, sữa quá liều có thể gây ngộ độc và khiến thai nhi bị quái thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn
Nhiều phụ nữ không biết bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ, điều này khiến bạn rất khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Bạn có thể tham khảo các đề xuất dưới đây của MarryBaby nhé.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Loại rau này chứa sắt, giàu folic, ngon miệng nên rất tốt để bổ sung trong thực đơn của mẹ bầu. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị bằng các loại rau có màu xanh như:
Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu. Bạn có thể dùng đậu nấu chè để bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ nhé. Tuy nhiên, bạn không nên cho quá nhiều đường vào món chè vì có thể khiến đường huyết tăng cao và nguy cơ táo bón.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì? Cam, quýt, bưởi có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, trái cây họ cam này còn chứa một lượng lớn vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của bà bầu. Cho nên nếu mẹ chưa biết bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu thì hãy bổ sung ngay nhóm trái cây này nhé.
Theo nghiên cứu, khi mang thai ăn lạc có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi con chào đời. Hơn nữa, lạc chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều đậu phộng có thể không tốt cho hệ tiêu hóa vì làm bà bầu bị nóng trong, khiến chứng ợ nóng thêm nghiêm trọng. Vì thế, tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng thôi nhé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn rau muống được không? Ăn sai cách sẽ gây hại cho con!
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà còn là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên ăn trứng gà mỗi tuần, song không nên ăn sống để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy nhé.
Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ. Bên cạnh đó, nhờ lượng omega-3 dồi dào nên mẹ bầu ăn cá hồi có thể hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Thịt bò chứa nhiều chất sắt giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu máu và nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng do mẹ không có đủ máu để vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi thai. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung thịt bò mỗi tuần nhưng phải ăn thịt đã chín hẳn nhé. Thịt bò tái, sống dễ khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ.
Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, từ đó giúp giảm các triệu chứng táo bón, ợ nóng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Chuối chứa nhiều cali nên ăn chuối trong những tuần đầu của thai kỳ có thể giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén, buồn nôn do hormone nội tiết tố gây ra. Chuối còn là một nguồn vitamin B6, chất xơ, vitamin C và potassium tuyệt vời để tăng cường sức khỏe cho thai kỳ.
Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Nếu bạn chưa biết thì cải bó xôi chính là một lựa chọn để tăng cường sức khỏe trong thời gian này. Cải bó xôi là một trong số các loại rau lá xanh đậm cực kỳ giàu folate, rất cần thiết cho tam cá nguyệt đầu tiên để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh của não và tủy sống ở thai nhi.
Cải bó xôi còn là nguồn chất xơ dồi dào, chứa nhiều mangan, sắt, vitamin A, C và K tốt cho thai kỳ của bạn.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Theo nghiên cứu, có đến gần 40% phụ nữ phải đối diện với chứng táo bón trong thai kỳ ở bất cứ tam cá nguyệt nào. Hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa, gây áp lực lên tử cung và là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón cho bà bầu. Đậu rất giàu chất xơ và protein, vì thế có thể giúp bà bầu tránh được nguy cơ bị táo bón khi mang thai. Bên cạnh đó, đậu còn chứa rất nhiều folate và sắt tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vitamin C chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các mô trong cơ thể, đặc biệt chất này rất cần thiết cho phụ nữ trong thời gian mang thai. Ớt chuông đỏ chứa gấp đôi lượng vitamin C so với ớt xanh.
Một trái ớt chuông đỏ lớn chứa khoảng 209mg vitamin C. Vitamin này giúp mẹ bầu hấp thụ chất sắt nhanh hơn, vì vậy đừng quên thêm ớt chuông đỏ vào thực đơn mỗi tuần mẹ bầu nhé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu
Khi mang thai, bạn cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để cung cấp cho thai nhi và đảm bảo sức khỏe của bản thân. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh thực đơn cho bà bầu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể lúc này. Theo đó, bạn có thể tham khảo thực đơn sau nhé:
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Lợi ích gì với phụ nữ mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng và phải được thực hiện nghiêm túc. Do đó, các chị em hãy lưu ý một số loại thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ này để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như.
Các loại gan động vật
Một số loại rau như: Rau răm, rau ngải cứu, rau ngót, hay rau sam.
Các loại quả bà bầu không nên sử dụng bao gồm: Đu đủ xanh và quả nhãn.
Các loại đồ uống nên tránh: Bao gồm các loại đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như; Rượu, bia,… Các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường. Đặc biêt, bà bầu nên tránh xa việc sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng.
Một lưu ý rất quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đó là các mẹ phải thực hiện nghiêm túc việc ăn chín, uống sôi. Làm như vậy để hạn chế quá trình xâm nhập các loại vi khuẩn có hại vào thai phụ và đứa bé trong bụng.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? MarryBaby hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp me bầu dễ dàng lựa chọn thực phẩm khi đi chợ và bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày: 15/2/2022
2. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày: 15/2/2022
3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 15/2/2022
4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 15/2/2022
5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 15/2/2022