Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/09/2021

5 dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai và cho con bú

5 dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai và cho con bú
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, chuyện ăn gì, uống gì không chỉ theo sở thích của mẹ mà còn tùy thuộc vào nhu cầu của em bé. Chị em đã cung cấp đủ 5 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ dưới đây hay chưa?

Lợi khuẩn Probiotics

Lợi khuẩn Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe đường ruột của người sử dụng. Tại sao probiotics lại là dưỡng chất quan trọng cho các chị em đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ? Trước hết, Probiotics sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng “đeo ba lô ngược”. Và khi mẹ sinh bé, Probiotics sẽ được truyền sang con thông qua đường sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, có một đường ruột hoạt động tốt là hết sức quan trọng để bé được khỏe mạnh và việc bổ sung những vi sinh vật sống có lợi Probiotics sẽ giúp bé tránh được những rắc rối với hệ tiêu hóa còn non yếu mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải như đầy hơi, táo bón, đau bụng, trào ngược dạ dày,… trong những năm đầu đời. Dĩ nhiên, nguồn Probiotics của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể có ở đâu khác ngoài sữa mẹ.

Axit folic

Các loại rau lá xanh, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên cám là nguồn axit folic quen thuộc với phụ nữ mang thai. Axit folic sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và tránh được các khuyết tật ống thần kinh mà điển hình nhất là tật nứt đốt sống. Không chỉ cần bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai, mẹ cần tiếp tục tiêu thụ khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian cho con bú để giúp cơ thể thích nghi tốt với việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

cho con bú
Không chỉ khi mang thai mà sau khi sinh, mẹ vẫn cần một chế độ ăn uống riêng biệt

Canxi và vitamin D

Đừng nghĩ rằng chỉ có 9 tháng “mang nặng” mới cần một hệ xương khỏe mạnh và chắc chắn mẹ nhé. Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ bổ sung canxi là không đủ mà cơ thể còn cần vitamin D vì đây là loại vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi của cơ thể. Phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày, có thể được bổ sung bằng viên canxi hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và sữa chua.

DHA

Chắc hẳn hầu hết các mẹ đều đã biết đến loại axit béo omega-3 này với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung DHA là quan trọng trong giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ ba cho tới những năm đầu sau khi bé ra đời. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ nữa đấy.

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Trẻ sinh đủ tháng với cân nặng đạt chuẩn sẽ có hàm lượng sắt đủ dùng trong 6 tháng đầu đời. Việc bổ sung sắt là cần thiết với phụ nữ mang thai còn các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ thì nên tránh uống thêm viên sắt cũng như tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu sắt trong 6 tháng đầu sau sinh vì sẽ cản trở khả năng hấp thu sắt của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ hay mệt mỏi, chóng mặt và khó tập trung lâu, rất có thể mẹ đang bị thiếu sắt đấy nhé.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x