Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/09/2020

Chuyên gia chia sẻ: Mang thai 3 tháng cuối cần tăng bao nhiêu kg?

Chuyên gia chia sẻ: Mang thai 3 tháng cuối cần tăng bao nhiêu kg?
Cùng với sự phát triển "thần tốc" của thai nhi trong 3 tháng cuối, cân nặng của mẹ bầu cũng tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên cố gắng giữ cân nặng ở mức vừa phải, không tăng quá mức, bởi những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải trong giai đoạn này. Vậy 3 tháng cuối thai kỳ tăng bao nhiêu kg là vừa?

Tưởng đơn giản, nhưng vấn đề tăng cân khi mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ là nỗi lo lớn của rất nhiều mẹ. Trong khi những mẹ bầu tăng cân ít sợ thai nhi không nhận đủ dưỡng chất phát triển, những mẹ tăng cân quá nhiều lại có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như: cao huyết áp, tiểu đường, sinh khó… Vậy, mang thai 3 tháng cuối, bà bầu cần tăng bao nhiêu kg? Cùng MarryBaby và Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ giải đáp thắc mắc này nhé!

Tăng cân khi mang thai 3 tháng cuối
Mang thai 3 tháng cuối, mẹ phải tăng bao nhiêu kg mới đúng chuẩn?

1/ “Nghiện” đồ ngọt nên dù mới tuần 30 của thai kỳ, mình đã tăng 12kg. Tăng cân như vậy liệu có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi?

Hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc tăng cân nhiều khi mang thai, nhất là khi bạn tăng 12 kg trong 30 tuần. Không chỉ khám thai theo lịch hẹn, bạn nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để cân đối lại khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế lượng đồ ngọt trong bữa ăn. Ngoài bánh kẹo, bạn cũng nên hạn chế gạo, bánh mì, những món giàu tinh bột, bởi những món này cũng sẽ được chuyển hóa thành đường.

2/ Với chiều cao 1m56, cân nặng 43 kg trước khi mang thai, tăng 8kg trong vòng 36 tuần liệu có hợp lý?

Theo khuyến cáo, trong thời gian mang thai, bà bầu nên tăng từ 10-12kg. Ngoài cân nặng của bà bầu, sự chuyển hóa dinh dưỡng thông qua bánh nhau cũng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mỗi lần khám thai, bề cao tử cung vẫn tăng lên đều đặn và biểu đồ tăng trưởng của bé vẫn tốt, bạn có thể yên tâm. Bé cưng vẫn đang phát triển rất tốt. Các chuyên gia cũng không khuyến khích bà bầu ăn quá nhiều để đảm bảo đủ cân nặng. Hơn nữa, với chiều cao và cân nặng trước khi sinh, cân nặng của bạn trong giai đoạn này là vừa đủ. Vì trong giai đoạn 3 tháng cuối, mỗi tuần bà bầu có thể tăng thêm nửa ký, vừa đủ để cán mức 10 kg trong tổng thai kỳ.

3/ Mang thai 3 tháng cuối nên ăn và uống gì để con mau tăng cân? Có người nói nên uống nước mía, cũng có người khuyên ăn trứng vịt lộn, hoặc uống gấp đôi sữa. Mình mang thai 36 tuần, cân nặng thai nhi 2kg8, như vậy cần tăng thêm bao nhiêu mới đủ chuẩn?

Như đã nói ở trên, cân nặng của thai nhi phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Vì nguyên nhân này, nhiều mẹ ăn rất nhiều, tăng cân rất nhanh nhưng tất cả dinh dưỡng đều vào mẹ, trong khi thai nhi vẫn nhẹ cân. Trong trường hợp của bạn, thai nhi 36 tuần cân nặng 2kg8 là bình thường, không cần quá lo lắng.

Với những lời khuyên giúp tăng cân khi mang thai, bạn nên cẩn thận những tác dụng phụ khó ngờ. Chẳng hạn, uống nước mía khi mang thai quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trứng vịt lộn có hàm lượng protein cao, nhưng nếu bánh nhau có vấn đề, thai nhi không hấp thụ được dưỡng chất, ngược lại hấp thu vào cơ thể mẹ, làm bạn tăng cân nhanh hơn. Với sữa cũng tương tự. Bạn chỉ nên uống vừa đủ nhu cầu, không cần uống quá nhiều.

4/ Giai đoạn cuối thai kỳ nên ăn như thế nào để không tăng cân quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của thai nhi?

Giống như những giai đoạn khác của thai kỳ, mang thai 3 tháng cuối bạn vẫn nên ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm. Đồng thời, cần nhớ nguyên tắc quan trọng: Không ăn quá nhiều đồ ngọt cũng như không ăn quá nhiều chất béo, nhất là dạng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Thực tế, trong giai đoạn này bạn không cần ăn quá nhiều, bởi nếu bánh nhau chuyển hóa dinh dưỡng tốt, cân nặng của thai nhi vẫn tăng đều đặn. Mang thai 3 tháng cuối, trung bình mỗi tuần bạn có thể tăng thêm 0,5 kg. Mức tăng trên 1kg/ tuần có thể do bị phù, bạn nên cẩn thận.

BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi giải đáp thắc mắc tăng cân khi mang thai 3 tháng cuối
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ chia sẻ những vấn đề liên quan đến cân nặng bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x