Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chuyện các thai phụ thường hay cảm thấy ngứa ngáy trong thai kỳ không phải là hiếm, đặc biệt là khi bụng và ngực lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khi mang thai.
Một số người cảm thấy lòng bàn tay và lòng bàn chân đỏ lên và đôi khi bị ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự gia tăng hormone estrogen. Tình trạng này thường biến mất ngay sau khi sinh em bé.
Bạn cũng có thể nhận ra rằng những triệu chứng trước đây làm cho bạn ngứa sẽ khiến bạn ngứa hơn khi mang thai, chẳng hạn như bị khô da. Đây là giai đoạn bạn có thể sẽ thấy sự xuất hiện hoặc thay đổi tình trạng của một số bệnh ngoài da. Bệnh chàm bội nhiễm thường có dấu hiệu nặng hơn trong thai kỳ, còn bệnh vẩy nến thì ngược lại. Nhiều thai phụ cho biết các triệu chứng của bệnh ít nghiêm trọng hơn. Dĩ nhiên luôn có những trường hợp ngoại lệ.
Một số bệnh mới xuất hiện trong giai đoạn mang thai có thể làm cho bạn bị mẩn ngứa hoặc ngứa khắp nơi nhưng không nổi mẩn. Các chứng bệnh này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.
Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP)
Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng.
PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai song sinh và con so.
Các nốt phát ban có thể khiến các thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.
Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ để bạn bôi tại chỗ giúp cơn ngứa dịu đi, hoặc thuốc kháng histamin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải uống một đợt steroid.
Tuy nhiên, một điều may mắn là PUPPP không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hơn nữa, bệnh hiếm khi tái lại trong lần mang thai tiếp theo.
Do bệnh ứ mật thai kỳ (ICP)
Ngứa dữ dội trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật thai kỳ (ICP).
Khi mật lưu thông không bình thường trong các ống dẫn mật, muối mật sẽ tích tụ lại trong da gây ra ngứa. Ngứa có thể xuất hiện ở lòng bàn chân và lòng bàn tay đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nơi khác trên cơ thể. Nhiều thai phụ mắc phải chứng ứ mật thai kỳ cảm thấy ngứa toàn thân, có thể ngứa rất dữ dội và triệu chứng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
Triệu chứng ban đầu chỉ bao gồm ngứa và không thấy phát ban, nhưng da bạn có thể đỏ lên, vùng da bạn gãi nhiều sẽ bị kích ứng bởi những vết xước nhỏ. Một số phụ nữ có thể có các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, khó ở. Một số ít bị vàng da nhẹ.
Làm gì nếu nghi ngờ bị bệnh ứ mật thai kỳ (ICP)?
Điều cần làm ngay là mẹ bầu nên đi khám sớm nếu bạn nghi ngờ mình bị ứ mật thai kỳ vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Bác sĩ sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm máu để chẩn đoán xem nguyên nhân của tình trạng dị ứng khi mang thai lúc này có phải do bệnh ứ mật thai kỳ (ICP) hay không.
Ứ mật thai kỳ làm tăng nguy cơ thai chết lưu, vì vậy bạn cần siêu âm định kỳ và theo dõi tim thai để phát hiện sớm nếu có rủi ro. Bạn cũng nên duy trì xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc tăng cường chức năng gan để giảm ngứa và các triệu chứng khác mà bạn gặp phải. Thuốc không chỉ cải thiện các biểu hiện dị ứng khi mang thai mà cũng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh của bé.
Nếu việc siêu âm hoặc theo dõi tim thai cho thấy có vấn đề, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, của thai nhi và tuổi thai mà bác sĩ quyết định cho bạn sinh ngay hay chờ thêm một thời gian nữa để thai nhi khỏe hơn. Tuy nhiên, khả năng buộc sinh sớm sẽ cao hơn.
Tình trạng dị ứng của mẹ bầu sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, thường trong một hoặc hai ngày, hoặc có thể một tuần. Nếu bạn đã từng bị ứ mật thay kỳ, tình trạng này thường tiếp tục xảy ra ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy bạn cần báo sớm cho bác sĩ khi đi khám thai. Bên cạnh đó, một số phụ nữ đã từng bị ứ mật thai kỳ cũng có thể xuất hiện những vấn đề như ngứa và suy gan nếu họ sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.
Do bệnh Pemphigoid
Đây là một bệnh dị ứng khi mang thai hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Triệu chứng của bệnh này là các nốt phát ban rất ngứa, sau đó căng lên thành những bọng nước. Tình trạng này được gọi là bệnh Pemphigoid ở phụ nữ mang thai.
Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường gặp nhất trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, thậm chí sau sinh một đến hai tuần. Các nốt phát ban thường bắt đầu xung quanh rốn và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như tay và chân, kể cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc corticoid đường uống.
Tình trạng dị ứng khi mang thai này có thể xuất hiện, biến mất trong quá trình mang thai, nhưng cũng có thể tái phát ở giai đoạn hậu sản và sẽ phải mất vài tuần đến vài tháng sau khi sinh để tình trạng bệnh cải thiện. Có một số bằng chứng cho thấy việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể giúp bệnh lặn đi nhanh hơn.
Bệnh Pemphigoid nghiêm trọng hơn bệnh mề đay, sẩn ngứa ở phụ nữ có thai (PUPPP) và bệnh phát ban thai kỳ bởi nó là tác nhân tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể gây ra thai chết lưu. Vì vậy, các thai phụ mắc bệnh Pemphigoid cần được theo dõi chặt chẽ. Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện các nốt phát ban, tuy nhiên nó thường nhẹ và lặn đi trong vòng một vài tuần.
Bệnh Pemphigoid thường tái phát trong lần mang thai tiếp theo và có xu hướng trầm trọng hơn. Thuốc tránh thai đang bị nghi ngờ là một trong những yếu tố gây tái phát bệnh ở một số phụ nữ.
Đây cũng là một bệnh dị ứng khi mang thai hiếm gặp. Mặc dù tên bệnh như vậy nhưng nó không liên quan đến virus herpes hoặc bệnh chốc lở (tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn). Tình trạng này được xem là một hình thức của bệnh vẩy nến trong thai kỳ.
Bệnh thường xuất hiện trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Dấu hiệu nhận biết bệnh là da nổi mảng đỏ với những đám mủ trắng, có thể cụm lại thành đám và có xu hướng lan rộng ra. Tình trạng này có thể xuất hiện trên đùi, bẹn, nách, xung quanh rốn, dưới ngực và những nơi khác. Nó có thể gây đau nhưng thường không ngứa.
Chốc lở herpes cũng có thể gây ra các triệu chứng toàn thân, chẳng hạn như buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, sốt và ớn lạnh. Các biến chứng nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra, vì vậy, thai phụ và thai nhi cần được theo dõi chặt chẽ.
Bệnh này được điều trị bằng corticosteroid toàn thân. Tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc khác. Bệnh thường biến mất sau khi sinh nhưng có thể tái phát ở lần mang thai sau.
Cách điều trị cho tình trạng dị ứng khi mang thai sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ngứa. Nếu do làn da của bạn bị căng hoặc bị khô, lưu ý những cách đơn giản sau đây:
Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn thấy trên da nổi những nốt phát ban mới, tình trạng da xấu đi, hoặc cảm thấy ngứa rần rần toàn thân ngay cả khi bạn không có phát ban. Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp bằng các loại thuốc da liễu.
Bạn nên lưu ý rằng một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, vì vậy đừng nên chủ quan nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.