Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/09/2021

Khi nào bầu cần lo lắng về dịch âm đạo?

Khi nào bầu cần lo lắng về dịch âm đạo?
Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của một số hoóc-môn trong thai kỳ, dịch âm đạo của mẹ có xu hướng tiết nhiều hơn bình thường. Điều này khá bình thường. Nhưng trong một vài trường hợp, tăng tiết dịch hoăc dịch âm đạo có sự thay đổi về màu, mùi là dấu hiệu báo động về sức khỏe "cô bé" và mẹ cần đi khám bác sĩ ngay

Dịch âm đạo khi mang thai có thể nhiều hay ít hơn so với bình thường. Tuy nhiên, vì nỗi lo lắng cho sức khỏe của thai nhi nên nhiều mẹ dễ trở nên hốt hoảng với sự thay đổi này. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp và những trường hợp đáng lưu ý.

1/ Dịch âm đạo thấm ướt quần lót

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị “ướt quần” khi mang thai, và són tiểu là “thủ phạm” phổ biến nhất. Đừng quá lo lắng về vấn đề rò rỉ ối và vỡ túi ối, tuy rằng chúng cũng có thể khiến bạn có cảm giác như đang bị “ra quần” nhưng lại rất hiếm khi xảy ra. Khác với nước tiểu, nước ối thường có màu trong suốt, màu nâu, nhuốm hồng hoặc hơi ngả vàng. Nếu không phân biệt được rỉ ối hay nước tiểu, bạn có thể sử dụng giấy quỳ để kiểm tra hoặc đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời.

Dịch âm đạo khi mang thai
Theo lý thuyết, nước ối có tính kiềm nên làm giấy quỳ hóa xanh. Tuy nhiên, để biết chắc chắn tình trạng nước ối, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra

Rỉ ối khi chưa đến giai đoạn chuyển dạ có thể rất nguy hiểm, cần phải nhập viện để được kiểm tra và theo dõi.

Do sự tác động của các loại hoóc-môn, dịch âm đạo khi mang thai thường có xu hướng tiết nhiều hơn, dính hơn và trông giống chất nhầy hơn, gọi là huyết trắng. Đa số những trường hợp huyết trắng ra nhiều đều bình thường và không có gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu chất dịch này sệt, có màu khác lạ, mùi hôi hoặc khiến “cô bé” ngứa ngáy và kích ứng, bầu nên đi kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy vùng kín đang bị viêm nhiễm.

Trong trường hợp này, bạn có thể nhận thấy khí hư (huyết trắng) có màu trắng đục hoặc ngả vằng, có độ sệt hoặc gần giống phô mai tươi, gây ngứa và có thể ra máu do âm đạo bị kích thích. Nhiều phụ nữ thậm chí còn cảm thấy đau hoặc bỏng rát khi “giao ban” hoặc tiểu tiện. Viêm âm đạo do nấm men có thể không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và kê thuốc đặt kháng nấm.

Viêm nhiễm âm đạo
Nếu “cô bé” bị ngứa rát hoặc có mùi khó chịu, bạn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời

– Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Xuất hiện do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo, viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gây ra tình trạng dịch tiết có mùi tanh sau khi “yêu” và kèm theo cảm giác ngứa, rát. Bệnh có thể lây lan lên tử cung và gây vỡ ối, sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Bệnh lây qua đường tình dục (STDs)

Hầu hết những bệnh lây qua đường tình dục đều khiến dịch âm đạo có màu sắc và mùi “khác lạ”. Đặc biệt, bạn đều có thể sẽ cảm thấy đau khi quan hệ hoặc khi đi vệ sinh. Bệnh lây qua quan hệ tình dục có thể dẫn đến sinh non và nhiễm trùng đường tiểu sau sinh, thậm chí, một số vi sinh vật gây bệnh có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc truyền cho bé trong quá trình sinh nở.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x