Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 20/12/2021

Thuốc chữa ốm nghén: Bà bầu có nên sử dụng?

Thuốc chữa ốm nghén: Bà bầu có nên sử dụng?
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến và hầu hết sẽ biến mất sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ sẽ làm gì nếu ốm nghén ảnh hưởng nghiêm trọng khiến mẹ không thể ăn được gì? Liệu mẹ bầu có thể dùng thuốc chữa ốm nghén được hay không?

Các bà bầu khi bị ốm nghén thường muốn lựa chọn những phương pháp dân gian, tự nhiên để mẹ bầu giảm buồn nôn; cũng như tránh tiếp xúc của thai nhi với thuốc. Tuy nhiên, vẫn có 10 -15% phụ nữ mang thai phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc chữa ốm nghén để ngăn ngừa tình trạng mất nước, điện giải và suy nhược cơ thể nhanh chóng.

Hiểu về tình trạng ốm nghén, buồn nôn của mẹ bầu

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu bị buồn nôn, nôn ói hoặc khó chịu như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,… trong thai kỳ. Tình trạng này rất phổ biến trong 3 tháng đầu khi mang thai. Cơn ốm nghén có thể xuất hiện bất thình lình bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm.

Một số mẹ bầu có thể cảm thấy ốm nghén suốt cả ngày, thường gặp là buổi sáng. Ốm nghén rất khó chịu và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.

>>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm về Thời gian tình trạng ốm nghén xuất hiện để chuẩn bị tinh thần, cũng như cách đối phó hiệu quả.

Những nguyên nhân gây ốm nghén

Những thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu của thai kỳ có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ốm nghén.

Nhưng mẹ bầu có thể gặp nhiều rủi ro hơn nếu:

  • Mang thai đôi trở lên.
  • Thai trứng (một loại thai bệnh).
  • Tiền sử bị ốm nặng và nôn mửa trong lần mang thai trước.
  • Hay bị say tàu xe.
  • Có tiền sử đau nửa đầu.
  • Ốm nghén “di truyền” trong gia đình.
  • Từng cảm thấy buồn nôn khi dùng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen.
  • Lần mang thai đầu tiên.
  • Béo phì (Chỉ số khối lượng cơ thể – BMI từ 30 trở lên).
  • Đang gặp căng thẳng.

Những nguyên nhân gây ốm nghén

Các phương pháp giúp bà bầu giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói không cần sử dụng thuốc chữa ốm nghén

Thật không may, không có phương pháp điều trị nhanh chóng cho tình trạng ốm nghén. Mỗi mẹ bầu với thể trạng khác nhau sẽ có những gợi ý cụ thể từ bác sĩ.

Nhưng có một số thay đổi trong lối sống mẹ bầu có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng.

Nếu tình trạng ốm nghén của mẹ bầu không quá tệ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ khuyên mẹ bầu thử một số thay đổi lối sống như:

  • Nghỉ ngơi nhiều (mệt mỏi có thể làm cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn).
  • Tránh thức ăn hoặc mùi khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Ăn bánh mì nướng khô hoặc bánh quy đơn giản trước khi bạn ra khỏi giường.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên bao gồm các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate và ít chất béo (chẳng hạn như bánh mì, cơm, bánh quy giòn và mì ống).
  • Ăn thức ăn nguội hơn là thức ăn nóng nếu mùi của bữa ăn nóng khiến bạn cảm thấy buồn nôn
  • Nạp nhiều nước.
  • Ăn thực phẩm hoặc đồ uống có chứa gừng – có một số bằng chứng cho thấy gừng có thể giúp giảm buồn nôn (mẹ bầu đảm bảo kiểm tra với bác sĩ trước khi bổ sung gừng trong chế độ ăn).
  • Thử bấm huyệt – vùng cổ tay có một số huyệt đạo giúp giảm nôn, có tài liệu cho rằng sử dụng dây hoặc vòng đeo tay đặc biệt có thể giúp giảm các triệu chứng do tác động mat xa cho vùng cổ tay.
  • Trường hợp nào thì cân nhắc sử dụng thuốc chữa ốm nghén?

    Nếu tình trạng buồn nôn và nôn mửa của mẹ bầu trầm trọng; và không cải thiện sau khi đã thay đổi lối sống như trên; bác sĩ có thể kê thêm các thuốc chữa ốm nghén, an toàn cho thai kỳ.

    Trường hợp nào thì cân nhắc sử dụng thuốc chữa ốm nghén

    Loại đặc hiệu là nhóm thuốc kháng histamine; được dùng để điều trị dị ứng nhưng cũng có tác dụng như một loại thuốc để cắt cơn buồn nôn, kết hợp các loại vitamin B và nén thành dạng viên uống, sẽ được giới thiệu bên dưới. Nếu mẹ bầu nôn nhiều không uống được, bác sĩ có thể dùng dạng tiêm.

    >>>> Các mẹ bầu tham khảo thêm Những loại thuốc chữa ốm, táo bón và giảm đau dành cho bà bầu

    Các loại thuốc chữa ốm nghén hiệu quả

    Những gợi ý các loại thuốc chữa ốm nghén sau đây chỉ mang tính chất tham khảo; và cung cấp thêm kiến thức cho mẹ bầu. Khi mẹ bầu muốn sử dụng thuốc chữa ốm nghén; hãy đảm bảo mẹ bầu sẽ trao đổi với bác sĩ.

    1. Metoclopramide

    Metoclopramide được xếp vào nhóm A (an toàn) dành cho thai kỳ và là thuốc chống nôn được kê đơn phổ biến nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên hiệu quả tuỳ thuộc từng người.

    Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, metoclopramide không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hay khả năng sảy thai cho mẹ bầu. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học người Đan Mạch, tiến hành trên 1,2 triệu phụ nữ mang thai cũng không tìm thấy mối liên quan giữa các trường hợp dị tật thai nhi với việc sử dụng thuốc chống buồn nôn khi mang thai.

    2. Pyridoxine

    Pyridoxine (vitamin B6, chưa được phân loại) được coi là liệu pháp hiệu quả và có thể được dùng kết hợp với các thuốc chống nôn khác.

    Các loại thuốc chữa ốm nghén hiệu quả

    3. Doxylamine với pyridoxine

    Viên nén phóng thích chậm kết hợp doxylamine 10 mg và pyridoxine 10mg điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ đã được dùng nhiều năm nay cho thấy hiệu quả giảm mệt mỏi cho các mẹ bầu rất tốt.

    Buồn nôn, nôn ói, ợ chua, khó tiêu… trong thai kỳ là rất phổ biến và có một loạt các phương pháp điều trị được đề xuất. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống phải được thực hiện đầu tiên; nhưng không nên từ chối thuốc chữa ốm nghén vì sợ làm tổn hại đến em bé. Hướng dẫn chuyên môn lâm sàng của bác sĩ cho thấy mẹ bầu có thể yên tâm khi điều trị ốm nghén sớm; và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mẹ bầu và gia đình.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Morning sickness

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/diagnosis-treatment/drc-20375260

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    What is morning sickness, and how can I treat it?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/179633

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    Vomiting and morning sickness

    https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    Treatments for pregnancy sickness and hyperemesis gravidarum

    https://www.pregnancysicknesssupport.org.uk/get-help/treatments/

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    Treatment of nausea and vomiting in pregnancy

    https://www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/treatment-of-nausea-and-vomiting-in-pregnancy

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    x