Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vừa là nguồn dinh dưỡng chính tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và bé, tinh bột vừa có ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, thừa tinh bột trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, béo phì và các bệnh tim mạch. Vậy, ăn bao nhiêu tinh bột là đủ?
1/ Bầu cần bao nhiêu tinh bột mỗi ngày?
Để có một chế độ dinh dưỡng khi mang thai đúng, bà bầu nên ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. “Thiên vị” chất nào hơn cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.
Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Không nên ăn quá no hoặc quá đói. Tốt nhất, nên ăn sau mỗi 4 tiếng/ lần. Cơm và bánh mì là 2 thực phẩm chứa nhiều tinh bột bầu nên thêm vào thực đơn của mình. Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú. Tuy nhiên, bầu nên hạn chế ăn bún vào buổi tối. Vì bún là gạo được ngâm nở chua, có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
2/ Dinh dưỡng khi mang thai: Bổ sung tinh bột theo từng giai đoạn của thai kỳ
– Ăn ít trong 3 tháng đầu: Giai đoạn này thai nhi còn khá nhỏ nên nhu cầu năng lượng của bầu hầu như không thay đổi, chỉ tăng thêm khoảng 200 calories. Tương đương với 1 chén cơm nhỏ hoặc 3-4 lát bánh mì. Hầu hết năng lượng bầu tiêu thụ trong giai đoạn này sẽ “tập hợp” ở cơ thể mẹ, ít vào thai. Vì vậy, đừng ăn quá nhiều, nếu không muốn bị “phì” bầu nhé!
– Ăn vừa ở 3 tháng giữa: Tuy nhu cầu năng lượng có tăng thêm 300 calories, nhưng khẩu phần tinh bột của bầu vẫn nên duy trì như 3 tháng đầu. Mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 1 chén cơm. Hơn nữa, thay vì nạp tinh bột từ cơm, bầu có thể bổ sung tinh bột từ những nguồn khác như ngũ cốc, bánh mì đen, gạo lứt…
– Ăn để “chạy đua” cân nặng cho thai nhi ở 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhanh và nhiều nhất. Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan, lớp mỡ dưới da của bé cũng đang được hình thành và phát triển để chuẩn bị chào đời. Giai đoạn này, khẩu phần tinh bột của mẹ bầu có thể “nhỉnh” hơn một chút, khoảng 2 chén cơm mỗi bữa. Tuy nhiên, nên chia thành nhiều lần ăn nhỏ trong ngày.
3/ Lưu ý cho mẹ bầu cần biết
– Song song với chế độ dinh dưỡng, bầu nên tăng cường tập luyện thể dục, vừa giúp cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa, vừa chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.
– Không chỉ chứa tinh bột, bánh mì còn có một lượng muối nhất định, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng. Tốt nhất, thay vì ăn bánh mì trắng, bầu nên ăn bánh mì đen, các loại yến mạch, lúa mạch…
– Tinh bột kết hợp với a-xít béo ở mức độ cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch. Thậm chí, theo nghiên cứu, thừa tinh bột còn nguy hiểm hơn so với việc thừa chất béo trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Vì vậy, bầu nên kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng lại không quá dư thừa.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.