Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2016

6 bữa/ngày - Bầu ơi, ăn vậy mới chuẩn!

6 bữa/ngày - Bầu ơi, ăn vậy mới chuẩn!
Dinh dưỡng cho bà bầu phải đúng, chuẩn, mới giúp bé cưng trong bụng phát triển toàn diện. Vậy bà bầu nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày? Vừa giúp bổ sung thêm năng lượng, vừa giảm bớt khó chịu trong thai kỳ, bà bầu nên ăn 6 bữa/ngày để đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai đúng chuẩn như khuyến cáo.

Các chuyên gia ước tính rằng trong thai kỳ, bà bầu cần thêm khoảng 80.000 calories so với nhu cầu thông thường của phụ nữ. Như vậy, trung bình trong 40 tuần thai, bạn cần thêm 300 calories/ngày để đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai. Con số này có thể giảm ở tam cá nguyệt thứ nhất và tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu thường xuyên bị ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng hay khó chịu, bà bầu nên chia thành 6 bữa ăn mỗi ngày.

dinh dưỡng khi mang thai, bà bầu ăn mấy bữa một ngày
Chia 3 bữa ăn lớn ra thành 6 bữa vừa giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, vừa đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai

1/ Dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, phụ nữ mang thai cần nạp khoảng 2.200-2.900 calories mỗi ngày. Khi thai nhi phát triển, lượng calorie lại càng tăng lên. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu không tăng cân là mấy, thậm chí có thể là sụt cân, vì vậy, không nhất thiết phải ăn nhiều hơn bình thường. Vào tam cá nguyệt thứ 2, bà bầu cần thêm 340 calories/ngày và lên đến 450 calories vào 3 tháng cuối thai kỳ.

2/ Tăng cân ở bà bầu

Bà bầu tăng bao nhiêu kg là vừa? Dựa vào trọng lượng cơ thể lúc trước khi mang thai, bạn có thể tính được số cân nặng hợp lý cho bản thân trong thai kỳ. Cách này giúp mẹ bầu vừa hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, vừa đảm bảo giữ dáng trong thai kỳ và hồi phục nhanh sau sinh. Tăng cân quá nhanh, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ tiểu đường, huyết áp, và rất khó để có thể giảm cân sau sinh. Bạn nên tính chỉ số khối cơ thể, BMI, để xác định tăng bao nhiêu cân là hợp lý. Với chỉ số BMI bình thường, bà bầu nên tăng khoảng 11-15kg.

3/ Bà bầu nên ăn 6 bữa/ngày

Thay vì ăn ba bữa lớn, kèm thêm vài bữa ăn phụ, bà bầu nên ăn 6 bữa/ngày. Dù muốn hay không, ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ, bắt buộc bạn sẽ phải ăn thử theo cách này để giảm bớt những khó chịu do hormone nội tiết tố gây ra, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai. Những cơn buồn nôn bất thình lình sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bà bầu ăn 6 bữa/ngày. Với phương pháp chia nhỏ khẩu phần ăn, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công.

4/ Lên thực đơn ăn uống hằng ngày theo kế hoạch 6 bữa

Nếu không có thời gian chăm chút cho từng bữa ăn nhỏ đủ dưỡng chất, bạn có thể chia bữa ăn lớn ra những phần nhỏ hơn. Chẳng hạn, bạn dự định ăn cơm với gà kho, bông cải xanh xào tôm và sữa chua trái cây tráng miệng vào bữa tối, nhưng cảm thấy quá nhiều và không thể ăn hết cùng một lúc. Giải pháp: Ăn bông cải xào tôm vào bữa xế, sau đó ăn gà và sữa chua tráng miệng vào bữa tối.

Ăn sáng có thể là món chính như bún, phở, mỹ kèm một ly sữa. Đến giữa buổi nạp thêm sữa chua và một quả táo hay chuối. Bữa ăn nhỏ khác có thể là salad kèm trứng luộc, phô mai, các loại hạt, trái cây. Miễn sao mẹ bầu chọn thực phẩm đa dạng để làm phong phú thêm cho thực đơn ăn uống của mình.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x