Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/03/2015

Sạm da: Nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Sạm da: Nỗi ám ảnh của mẹ bầu
90% mẹ bầu gặp phải tình trạng sạm da khi mang thai, thậm chí nhiều trường hợp sẽ xuất hiện tình trạng nám da trên mặt, bụng hoặc một số vùng da trên cơ thể. Mẹ bầu có thể làm gì để hạn chế tình trạng này không? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
Hạn chế nám da khi mang thai
Mẹ bầu nên chủ động dùng kem chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài

1/ Nguyên nhân gây sạm da khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể tăng lên, làm mất cân bằng sắc tố melanin trên da, dẫn đến tình trạng sạm đen, nám trên một số vùng da. Sự gia tăng hắc sắc tố trên da thường xuất hiện ở vị trí dễ nhận thấy như mặt, nách, cổ, gáy, bụng… vì những khu vực này thường có kết cấu da khá lỏng lẻo.

Nám da khi mang thai cũng là một trong những biểu hiện của tình trạng thay đổi sắc tố melanin trên da. Nám da thường xuất hiện ở vùng chữ T và lan dần sang hai bên má của mẹ bầu. Một số chuyên da gọi đó là “mặt nạ thai kỳ” của mẹ bầu. Theo nghiên cứu, nám da có liên quan nhiều đến di truyền và những phụ nữ có làn da sẫm màu sẽ dễ gặp tình trạng này hơn những người có nước da sáng. Sự gia tăng sắc tố melanin trên da này chỉ mang tính tạm thời và sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn có số ít mẹ vẫn bị sạm da và nám da sau khi sinh.

2/ Sạm da khi mang thai có nguy hiểm?

Sự tăng sắc tố trên da không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng phồng rộp hoặc viêm nhiễm, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay. Ngoài việc da trở nên sậm màu hơn, đối với bất kỳ sự thay đổi nào khác trên da, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là sự thay đổi về màu sắc và sự tăng trưởng của các nốt ruồi trên cơ thể.

3/ Hạn chế sạm da khi mang thai

Sạm da khi mang thai là do sự gia tăng mạnh mẽ của hormone estrogen trong cơ thể. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế các loại thực phẩm làm tăng estrogen như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, tỏi, hạt mè…

Progesterone là một trong hai loại hormone trong thai kỳ, có tác dụng đối kháng estrogen. Mẹ bầu có thể tăng cường progesterone để làm giảm lượng estrogen được cơ thể sản sinh trong thai kỳ. Những thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, magie và chất xơ sẽ giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, hạn chế sự hình thành sắc tố melanin trên da.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chủ động bảo vệ da, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11h – 15 h, thời điểm ánh nắng “độc hại” nhất trong ngày. Sử dụng kem chống nắng có SPF ít nhất là 30 mỗi khi đi ra ngoài. Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tính tẩy rửa quá mạnh. Điều này chỉ làm cho da bạn mỏng hơn và có thể gây kích ứng da.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x