Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Táo bón là tình trạng gặp khó khăn khi đi ngoài. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn trong cơ thể mẹ bầu cứng lại ở phần dưới của đường tiêu hóa thay vì đào thải dưới dạng phân. Bà bầu thường bị táo bón khi mang thai tuần đầu vì sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Trong bài viết, MarryBaby chia sẻ về nguyên nhân, những dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị táo bón khi mang thai tuần đầu để mẹ bầu tham khảo.
Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể khiến đường ruột của mẹ bầu hoạt động kém hiệu quả hơn; và thức ăn di chuyển qua ruột chậm hơn. Điều này còn được gọi là giảm nhu động dạ dày; và gây ra táo bón khi mang thai tuần đầu.
Ít chất xơ trong khẩu phần ăn uống của mẹ bầu có thể góp phần gây ra táo bón khi mang thai tuần đầu.
Một nguyên nhân khác của táo bón khi mang thai tuần đầu là do các loại thuốc và chất bổ sung mà một số phụ nữ mang thai sử dụng. Các loại thuốc được kê đơn để điều trị ốm nghén, thuốc kháng axit cho chứng ợ nóng và một số loại thuốc giảm đau mạnh có thể gây táo bón cho mẹ bầu. Các chất bổ sung như sắt và canxi; cũng như một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây táo bón.
Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này trong khi mang thai và bị táo bón; hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi trong công thức thuốc; hoặc chất bổ sung. Đôi khi một thay đổi đơn giản về nhãn hiệu hoặc liều lượng có thể làm giảm táo bón. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu mỗi khác; và một công thức gây táo bón cho người này có thể hiệu quả với người khác.
>>>> Mẹ bầu xem thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?
Chế độ ăn uống của mẹ bầu, lượng nước mẹ bầu uống mỗi ngày và tần suất tập thể dục đều đóng vai trò trong việc làm cho mẹ bầu bị táo bón. Hầu hết những người đang mang thai đều không ăn đủ chất xơ, uống đủ nước hoặc tập thể dục đầy đủ khiến hệ tiêu hóa khó di chuyển chất thải ra khỏi cơ thể.
Thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung của mẹ bầu nặng nề hơn. Trọng lượng tăng thêm này có thể gây áp lực nhiều hơn lên ruột của mẹ bầu, khiến chất thải khó di chuyển ra ngoài cơ thể.
Táo bón là khi mẹ bầu đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần và phân khó đi ngoài. Nếu mẹ bầu bị táo bón, mẹ bầu có thể khó đi hoặc đau sau khi đi đại tiện; và mẹ bầu có thể thấy mình cần phải rặn. Một số người bị táo bón cảm thấy họ chưa đi ngoài hết và thậm chí sau khi đi ngoài, họ cảm thấy cần phải đi nhiều hơn.
Cứ 4 phụ nữ thì có đến 1 phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, táo bón thường sẽ tự hết khi thai kỳ tiến triển.
Một số triệu chứng mẹ bầu bị táo bón khi mang thai tuần đầu:
Đôi khi, táo bón dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và nứt hậu môn. Giống như táo bón, cả hai tình trạng này đều phổ biến trong thai kỳ.
Thường thì tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu không gây nguy hiểm; nhưng thỉnh thoảng táo bón khi mang thai có thể là triệu chứng của một vấn đề khác.
Nếu mẹ bầu bị táo bón nghiêm trọng kèm theo đau bụng; xen kẽ với tiêu chảy hoặc đi ngoài ra chất nhầy hoặc máu; hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức.
Ngoài ra, táo bón khi mang thai tuần đầu có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ; tức là các tĩnh mạch ở vùng trực tràng bị sưng lên. Bệnh trĩ có thể cực kỳ khó chịu, mặc dù chúng hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trĩ biến mất khá sớm sau khi mẹ bầu sinh xong. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội hoặc nếu mẹ bầu bị chảy máu trực tràng, hãy gọi cho bác sĩ.
Chế độ và khẩu phần ăn uống giúp giảm táo bón và đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn. MarryBaby chia sẻ một vài điều để mẹ lưu ý nhé!
Các loại thức ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng. Các loại đậu và hoa quả sấy khô cũng giúp mẹ bầu bổ sung chất xơ. Nếu mẹ bầu cảm thấy cần món gì đó mềm và dễ nuốt, mẹ bầu có thể mua một ít rau câu (loại làm từ rong biển) có chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Tốt nhất, mẹ bầu sẽ tiêu thụ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì nguyên hạt, mận khô và cám. Điều này giúp đảm bảo phân cứng hơn và dễ đi tiêu hơn.
Cơ thể mẹ bầu cần có thời gian để thích nghi với việc ăn nhiều hơn; kể cả là nhiều chất xơ. Khi mẹ bầu vội vã ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ, mẹ bầu có thể sẽ bị đầy hơi.
Nếu trước đây không ăn nhiều rau, ban đầu mẹ bầu chỉ cần cho thêm vài miếng súp lơ hay một chén cơm gạo lứt là đủ rồi.
Khi có quá nhiều thực phẩm cùng lưu thông trong hệ tiêu hóa, hiện tượng tắc nghẽn rất dễ xảy ra. Thay vì ăn một bữa thật hoành tráng và sau đó bị đầy hơi cùng với táo bón; mẹ bầu hãy chia nhỏ thực phẩm thành 6 bữa mỗi ngày.
Các vi khuẩn có trong sữa chua uống rất tốt cho đường ruột; tăng cường khả năng tiêu hóa của mẹ bầu.
Uống nhiều nước rất quan trọng. Mẹ bầu hãy uống 10 đến 12 cốc chất lỏng mỗi ngày. Sự kết hợp của một chế độ ăn nhiều chất xơ và nhiều chất lỏng sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ chất thải của mình một cách tốt nhất.
>>>> Mẹ bầu có biết, nước đậu đen cũng hỗ trợ cho mẹ bầu giảm táo bón đó! Tìm hiểu ngay Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không?
Nếu mẹ bầu phải đi làm vào lúc 8 giờ, hãy ăn và uống các thức uống có chất xơ vào lúc 7 giờ. Việc lên thời gian biểu thích hợp giúp mẹ bầu không cảm thấy hấp tấp, vội vã khi phải tìm nhà vệ sinh để giải quyết “nỗi buồn”.
Nếu bạn không hoạt động, bạn có nhiều khả năng bị táo bón hơn. Đi bộ, bơi lội và các bài tập thể dục vừa phải khác sẽ giúp ruột hoạt động bằng cách kích thích ruột của bạn. Lên lịch tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần 20-30 phút.
Ngược lại, hãy di chuyển. Nửa tiếng đi bộ mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh mà còn giảm táo bón. Mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế ngồi không tốt cho thai kỳ.
Có những sản phẩm không kê đơn như Metamucil (Loại B) có thể giúp làm mềm ruột và giảm táo bón. Luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc không kê đơn mẹ bầu nhé!
>>>> Mẹ bầu đọc thêm Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết
Chất bổ sung sắt có thể góp phần gây táo bón. Chế độ dinh dưỡng tốt thường có thể đáp ứng nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thai kỳ.
Uống liều lượng sắt nhỏ hơn trong ngày thay vì uống tất cả cùng một lúc có thể làm giảm táo bón. Nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra mức độ sắt và các khuyến nghị để quản lý lượng sắt trong thai kỳ. Tìm cách tự nhiên để lấy sắt ở đây.
Tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu là phổ biến và có thể được khắc phục. Mẹ bầu chỉ cần làm theo các bước trên để giúp giảm bớt sự khó chịu của ruột; và thúc đẩy sức khỏe thể chất của mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Pregnancy Constipation
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation
Ngày truy cập: 24/12/2021
Constipation during pregnancy
https://www.marshfieldclinic.org/specialties/obgyn/pregnancy/care-tips/pregnancy-info-constipation
Ngày truy cập: 24/12/2021
Eating, Diet, & Nutrition for Constipation
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation/eating-diet-nutrition
Ngày truy cập: 24/12/2021
Treating constipation during pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/
Ngày truy cập: 24/12/2021
Constipation during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-during-pregnancy
Ngày truy cập: 24/12/2021