Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hội chứng chân không yên hay có tên tiếng Anh là Restless legs syndrome. Hội chứng này gây rối loạn thần kinh khiến hai chân luôn trong trạng thái vận động ngay cả khi đã đi ngủ. Phụ nữ mang thai rất dễ mất ngủ lại thêm cảm giác ngứa ngáy như có kim châm vào chân của bệnh lý này càng thêm mệt mỏi.
Có thể ở Việt Nam bệnh lý này không phổ biến nhưng trên thế giới, theo thống kê từ các nghiên cứu có khoảng 7% dân số chịu ảnh ảnh từ hội chứng này. Một nghiên cứu ở Mỹ thực hiện với sự tham gia của 600 phụ nữ mang thai cho thấy, 16% trong số này mắc hội chứng chân không nghỉ.
Hội chứng chân không yên khi ngủ được đặc trưng bởi cảm giác ngứa, tê bì, buồn hoặc co rút ở chân. Những cảm giác này khiến cho người bệnh buộc phải đứng lên và đi lại loanh quanh, nhưng mọi người thường vẫn luôn kiểm soát được việc di chuyển của mình.
Các chuyên gia y khoa cũng như các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Hiện tại vẫn chưa xác định cụ thể một yếu tố nào. Song song với đó vẫn có một số giả thiết cho rằng nguyên nhân gây nên hội chứng này là do bà bầu thiếu sắt hoặc thiếu a-xit folic, gia tăng lượng estrogen và thay đổi lưu thông máu khi mang thai.
Một nghi vẫn khác cũng đang được đặt ra là do yếu tố gen di truyền. Cụ thể năm 2007 các nhà nghiên cứu tại châu Âu và tại Đại học Emory, Atlanta đã khám phá ra một loại đột biến gen, có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc hội chứng chân không yên.
Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khám phá ra 2 đoạn gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong hội chứng chân không yên khi ngủ. Hội chứng này thường có tính di truyền và thường phổ biến nhất trong các gia đình có gốc Tây Âu.
Không khó để nhận biết triệu chứng và chuẩn đoán bệnh chân không yên. Có 4 dấu hiệu đặc trưng:
Đây cũng là 4 tiêu chuẩn để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác liệu bà bầu có mắc phải hội chứng chân không nghỉ hay không. Dĩ nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bầu làm thêm một số xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm cần thiết khác để tìm ra nguyên nhân tieefm ẩn của hội chứng này.
Nếu không quá trầm trọng, bầu không nhất thiết phải dùng thuốc. Có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:
Nếu hàm lượng sắt trong cơ thể thấp thì hội chứng có thể sẽ được điều trị bằng việc bổ sung sắt. Chính các chuyên gia cũng tin rằng, khôi phục được đủ lượng sắt trong cơ thể có thể giúp khôi phục lại lượng dopamine trong não và giúp làm giảm triệu chứng chân không yên. Bổ sung folate và magie cũng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng.
Nếu hội chứng chân không yên xuất hiệu ở tam cá nguyệt thứ 3 bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đương nhiên chỉ những ai không may mắc phải hội chứng chân không nghỉ mới có thể tưởng tượng ra được triệu chứng bệnh khó chịu đến mức nào, cản trở sinh hoạt hàng ngày ra sao. Nếu có biến chứng trầm trọng càng không thể coi thường.
Cụ thể hội chứng chân này có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, và từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác. Các nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa hội chứng chân không yên khi ngủ với tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân có thể là do giấc ngủ bị gián đoạn mãn tính hoặc các yếu tố liên quan đến lượng dopamine có trong não.
Hội chứng chân không yên sẽ khiến bà bầu mất ngủ kéo dài dài nếu không kịp thời có những biện pháp can thiệp. Mẹ không khỏe trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đừng quên nguyên tắc quan trọng này nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.